Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Các dạng người thực hành trong đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự

(Số lần đọc 1570)
Trong xã hội hiện đại, vai trò của người thực hành đóng một phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội. Vậy trong Luật hình sự Việt Nam có mấy dạng người thực hành và mỗi dạng có những đặc điểm nhận dạng nào. Hãy cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu chế định “hành vi vượt quá của người thực hành trong vụ án có đồng  phạm” - Kiểm Sát Online

1. Khái niệm người thực hành:

Khi người đó thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành của tội phạm thì đó chính là người thực hành và cơ sở pháp lý của Trách nhiệm hình sự là cấu thành tội phạm. Do đó, Khoản 3 Điều 17 BLHS định nghĩa: “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm”. Có thể nói, người thực hành là nhân vật trung tâm và đóng vai trò quan trọng trong vụ án đồng phạm.

2. Các dạng người thực hành:

Người thực hành có thể tự mình thực hiện hành vi phạm tội hoặc cùng có thể thực hiện hành vi đó thông qua hành vi của người khác mà người này không phải chịu Trách nhiệm hình sự vì nhiều lý do khác nhau. Chính vì vậy, người thực hành được chia thành 2 dạng: 

 2.1. Người thực hành dạng 1:

 - Trong vụ đồng phạm, người thực hành và các đồng phạm khác phải có cùng mục đích và đều thực hiện với lỗi cố ý. Đây chính là dấu hiệu về mặt chủ quan.

 - Trường hợp người thực hành ở dạng thứ nhất là trường hợp trực tiếp thực hiện tội phạm thông thường theo quy định của Bộ luật hình sự. Người phạm tội trong trường hợp này không hoặc có thể sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội kể cả cơ thể người khác hoặc con vật như là công cụ. Cụ thể, ở trường hợp này, người thực hành ở dạng thứ nhất đã:

  + Trực tiếp thực hiện hành vi mô tả trong CTTP

  + Thực hiện một phần hoặc toàn bộ hành vi, bao gồm các trường hợp:

Thứ nhất, mỗi người tham gia vào vụ đồng phạm đều thực hiện trọn vẹn hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm hay nói cách khác hành vi của mỗi người trong đồng phạm đều thỏa mãn các hành vi khách quan.

Thứ hai, tội phạm có thể do một người thực hiện nhưng cũng có thể do nhiều người cùng gây ra. Trong vụ đồng phạm có thể có nhiều người cùng tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm và họ được gọi là người đồng thực hành. Ở đây không đòi hỏi mỗi người đồng thực hành phải thực hiện đầy đủ hành vi mô tả trong cấu thành tội phạm mà có thể mỗi người chỉ thực hiện một phần hành vi đó nhưng đòi hỏi hành vi tổng hợp của họ phải là hành vi có đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm của tội đó.

- Đối với những tội mà dấu hiệu chủ thể là chủ thể đặc biệt thì đòi hỏi người thực hành chỉ có thể là những người có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt đó. Nếu không có dấu hiệu của chủ thể đặc biệt, họ có thể đóng vai trò là đồng phạm của tội đó hoặc có thể phạm tội khác.

2.2. Người thực hành dạng 2:

 - So với người thực hành ở dạng thứ nhất, người thực hành ở dạng thứ hai có điểm khác là ở hành vi. Người thực hành dạng thứ hai không tự mình thực hiện hành vi mô tả trong cấu thành tội phạm mà chỉ có hành động cố ý tác động người khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP. Trường hợp này không có đồng phạm và trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với người đã có hành vi thông qua sự tác động tới người khác để phạm tội. Việc người đã thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP không phải chịu Trách nhiệm hình sự có thể vì một trong các lý do sau:

+ Họ là người không có năng lực Trách nhiệm hình sự (chưa đủ tuổi chịu Trách nhiệm hình sự theo Điều 12 BLHS hoặc trong tình trạng không có năng lực Trách nhiệm hình sự theo Điều 21 BLHS)

Ví dụ: A và B (18 tuổi) xúi C (9 tuổi) đi bỏ thuốc độc cho D uống để trả thù. Trong trường hợp này, A và B là người thực hành ở dạng thứ hai tội giết người. C là người bị tác động chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 BLHS nên C không có năng lực trách nhiệm hình sự. Chính vì thế, C không phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với A và B

Hoặc trường hợp A xúi B là người mắc bệnh tâm thần để đâm bác sĩ là người mà A rất ghét. Hành vi của B được thực hiện trong tình trạng mắc bệnh tâm thần. Trường hợp này B cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với A

+ Họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý do sai lầm

Ví dụ: A muốn giết C. A đưa B một khẩu súng nhưng nói với B đây là súng không có đạn và xúi B bắn thử vào C. B tưởng súng không có đạn thật nên đã nhắm và bắn C dẫn đến hậu quả C chết. Hành vi của B là nhầm tưởng công cụ có khả năng gây ra thiệt hại là không có khả năng đó (lỗi vô ý do sai lầm) không phải chịu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

+ Người được loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức tinh thần

Ví dụ: Nhà của A rất giàu có, có thuê ô xin B làm việc. Trong một lần A đi vắng, C định đột nhập nhà với ý đồ giết A nhưng chỉ gặp ô xin B trong nhà. C cầm sẵn con dao và lừa lúc B không để ý đã dí dao vào B nói B phải giết A nếu không thì C sẽ đâm chết B. Vì lo sợ cho tính mạng của mình sẽ bị xâm hại nên B đã miễn cưỡng đâm chết chủ nhà trong lúc A đang ngủ say. B là người được loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức tinh thần.

 Một điểm đáng lưu ý, do đặc điểm riêng nên người trực tiếp thực hiện tội phạm ở dạng thứ hai không thể xảy ra ở những tội đòi hỏi chủ thể phải tự mình thực hiện mà chỉ có thể có ở người thực hành dạng thứ nhất. Ví dụ như tội hiếp dâm Điều 141 BLHS, tội loạn luân Điều 184 BLHS…

Người thực hành trong đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự - Luật  Việt Phong | Công ty Luật uy tín

Trên đây thông tin chúng tôi cung cấp cho bạn về các dạng người thực hành trong đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự. Nếu còn bất kỳ vướng mắc gì liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:

Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335

- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335

- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335

- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335

Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335

- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335      

Hồng Dinh

 

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
 
Tin nhiều người quan tâm
Làm giấy khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền?
 
Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu?
Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc...
 
Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt thế nào?
Theo quy định của pháp luật về cư trú, trẻ sinh ra phải được nhập hộ khẩu cho trong thời hạn 60 ngày...
 
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Theo quy định của pháp luật, một doanh nghiệp có thể đăng ký tối đa bao nhiêu chi nhánh? Cùng Luật...
 
BỆNH NHÂN TỬ VONG TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BÁC SĨ CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM KHÔNG?
Bác sĩ là một nghề yêu cầu về bằng cấp, máy móc, yêu cầu kiểm định gắt gao vô cùng để có thể hành...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software