Mang thai hộ có lẽ không phải là chủ đề xa lạ . Hiện nay có nhiều cặp vợ chồng đã tìm đến phương pháp này vì an toàn, ít rủi ro trong suốt thời kỳ mang thai đến lúc đứa bé chào đời. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là có trường hợp người mang thai hộ đã nảy sinh tình cảm trong quá trình mang thai mà không chịu giao con cho họ. Thì vấn đề này pháp luật có quy định như thế nào ? Quyền và nghĩa vụ của người mang thai hộ ra sao ?
Hỏi: Vợ chồng tôi đã hiếm muộn nhiều năm và được người quen giới thiệu đến chị X nhận mang thai hộ. Ngoài số tiền là 200tr như thỏa thuận thì vợ chồng tôi vẫn bồi dưỡng đồ ăn uống, sữa, thuốc… cho chị X trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, khi đứa bé chào đời, chị X nhất định không chịu giao con cho chúng tôi, cũng không nhận số tiền như thỏa thuận ban đầu vì nói đây chính là ruột thịt, máu mủ của chị, chị không nỡ xa nó.
Vậy vấn đề này xin hỏi Luật Hồng Thái là pháp luật quy định như thế nào? Chúng
tôi làm thế nào để có thể đón được con ?
Trả lời : Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Hồng Thái, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Về nguyên tắc thì Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con
được sinh ra. Căn cứ theo quy định tại Điều 97 Luật hôn nhân và gia đình năm
2014 thì:
“1. Người mang thai hộ, chồng của người mang
thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và
chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai
hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
2. Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy
trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo
quy định của Bộ Y tế.
3. Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của
pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên
nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ
mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn
được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai
hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
4. Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực
hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình
hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số
lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với
quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản.
5. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận
con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận
con”.
Mang thai hộ ( ảnh minh họa )
Như vậy, người mang thai hộ chỉ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ
trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời
điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ, đồng thời phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
Vì vậy, trong trường hợp người mang thai hộ không chịu giao con lại cho vợ
chồng bạn thì vợ chồng bạn có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao
con theo quy định tại Khoản 5 Điều 98 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với
các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Trang Nhung.