Chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý trong nền kinh tế thị trường thường hay đối mặt với hành vi xâm phạm quyền, hành vi xâm phạm quyền thường diễn ra hết sức phức tạp, tinh vi và đa dạng.
Căn cứ pháp lý: Văn bản hợp nhất Luật sở hữu
trí tuệ năm 2013
Căn cứ vào Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ thì những trường
hợp sau đây được xem là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại
và chỉ dẫn địa lý.
1. Hành
vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Quy định hành vi càng chi tiết, càng cụ thể bao nhiêu
thì khả năng nhận diện hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ quyền lợi của các chủ
sở hữu quyền nhãn hiệu càng dễ dàng bấy nhiêu. Hiện nay, các hành vi xâm phạm sở
hữu trí tuệ rất tinh vi và khó nhận biết, nó thường núp dưới hình thức khác
nhau. Tại khoản 1, Điều 129, VBHN Luật sở hữu trí tuệ 2013, đã định hướng các
hành vi được coi là xâm phạm đối với quyền nhãn hiệu. Bao gồm các hành vi sau:
- Sử dụng dấu hiệu
trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch
vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
- Sử dụng dấu hiệu
trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới
hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng
có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu
tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc
liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu
việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
- Sử dụng dấu hiệu
trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa,
phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch
vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc
danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả
năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan
hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
2. Hành
vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn thương mại
Khoản 2, Điều 129, VBHN Luật sở hữu trí tuệ 2013 quy định
hành vi bị coi là hành vi xâm phạm đối với tên thương mại như sau: Mọi hành vi
sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người
khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch
vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động
kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên
thương mại.
So với các quy định của hành vi xâm phạm nhãn hiệu, chỉ
dẫn địa lý chưa được rõ ràng bằng, tuy nhiên với mức độ khái quát nhất ta có
cái nhìn cụ thể về hành vi này, để không vi phạm bảo vệ chính lợi ích của mình
cũng như không xâm phạm đến lợi ích của các chủ thể khác.
3. Hành
vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý
Khoản 3, điều 129, VBHN Luật sở hữu trí tuệ 2013 đưa
ra các hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý như sau:
- Sử dụng chỉ dẫn
địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý
mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất,
chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
- Sử dụng chỉ dẫn
địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm
mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
- Sử dụng bất kỳ
dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm
không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu
dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
- Sử dụng chỉ dẫn
địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không
có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả
trường hợp có nêu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa
lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ
loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.
Khi phát hiện những hành vi này thì chủ thể có quyền
và lợi ích liên quan có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia để
bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước những hành vi xâm phạm đến quyền đối với
nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp Quyền sở hữu trí tuệ? đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ? là một trong những vấn đề luôn được người dân... |
Ưu và nhược điểm của các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Pháp luật về Sở hữu trí tuệ cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và để... |
Phải làm gì khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? Khi phát hiện ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc đối tượng được bảo hộ của mình,để bảo... |