Tính mới là điều kiện cơ bản, tiên quyết để một sáng chế được bảo hộ. Chính vì vậy Khoản 1 Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định : “Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.”. Vậy “quyền ưu tiên” và “ ngày ưu tiên” trong bảo hộ sáng chế là như thế nào ?
1. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, quyền ưu tiên
Việt Nam hiện đang áp dụng nguyên tắc Nguyên tắc
nộp đơn đầu tiên, quyền ưu tiên, nộp đơn trước (first to file) trong việc đăng
ký bảo hộ các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, giải pháp
hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu,...
Theo nguyên tắc
này trong trường hợp có nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp các đơn đăng ký sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt với nhau hoặc các nhãn hiệu
trùng/tương tự với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhau thì
đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn đầu tiên sẽ được chấp nhận bảo hộ.
Trong trường hợp
có nhiều đơn của nhiều chủ đơn khác nhau cùng nộp cho một đối tượng có cùng
ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn đầu tiên thì chỉ chấp nhận bảo hộ cho một đơn
duy nhất theo thỏa thuận các các chủ đơn này. Nếu các chủ đơn không thỏa thuận
được thì đối tượng đó sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Trong trường hợp
đã nộp đơn đầu tiên tại Việt Nam hoặc tại các quốc gia là thành viên của Công ước
Paris về sở hữu công nghiệp, Công ước PCT về bảo hộ sáng chế thì người nộp đơn
có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho đối tượng đã được nộp trong đơn đầu
tiên trong thời hạn nhất định (theo công ước Paris, thời hạn hưởng quyền ưu
tiên đối với sáng chế là 12 tháng tính từ ngày nộp đơn đơn đầu tiên, và 6 tháng
đối với quyền ưu tiên kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu). Điều này đồng nghĩa
với việc trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt
Nam mà có chủ thể khác nộp đơn xen vào cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên
thì đơn của bạn vẫn được coi là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên
và được ưu tiên bảo hộ.
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248
2. Quyền ưu tiên
“Quyền ưu tiên” là quyền của người nộp
đơn trên cơ sở một đơn hợp lệ lần đầu tiên đã được nộp tại một quốc gia khác là
thành viên điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên, trong một thời hạn nhất
định, người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đó tại một quốc gia
thành viên khác và đơn nộp sau đó được coi như nộp cùng ngày với đơn đầu tiên.
Ví dụ: một nhà khoa học A của Hàn Quốc đăng ký bảo hộ sáng
chế X tại Hàn Quốc vào ngày 18/03/2010, một nhà khoa học B của Việt Nam đăng ký
bảo hộ sáng chế X tại Việt Nam vào ngày 21/05/2010. Sau đó vào ngày 15/08/2010
A tiến hành đăng bảo hộ sáng chế X tại Việt Nam và xin hưởng quyền ưu tiên thì
đơn nộp sau đó được xem là đã nộp vào ngày 18/03/2010. Do đó, đơn của B bị xem
là đơn nộp sau và sẽ không được chấp nhận bảo hộ.
Người nộp đơn
đăng ký sáng chế có quyền yêu cầu hưởng “quyền ưu tiên” trên cơ sở đơn đầu tiên
đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đơn đầu
tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế
có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là
thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;
b) Người nộp
đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này
cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định
tại điểm a khoản này;
c) Trong đơn
có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có
xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
d) Đơn được nộp
trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.
3. Ngày ưu tiên
“Ngày ưu tiên” là khái niệm đặc thù
trong Luật Sở hữu trí tuệ. Các sáng chế được bảo hộ theo nguyên tắc "ai
sáng tạo trước được bảo hộ trước" - hay ai sáng tạo trước sẽ được quyền ưu
tiên cấp bằng bảo hộ. Ngày người đó sáng tạo ra sáng chế sẽ được gọi là ngày ưu
tiên. Tuy nhiên, rất khó biết ai là người sáng tạo trước, vì pháp luật không bắt
buộc hễ ai sáng tạo ra được cái gì là phải nộp đơn yêu cầu bảo hộ cái đó.
Theo luật của
Việt Nam, ngày ưu tiên là ngày nộp đơn hợp lệ tại Cục Sở hữu trí tuệ hay tại một
nước thành viên khác của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trước khi nộp
đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn nhất định. Ngày ưu tiên mang ý nghĩa
quan trọng, đây là căn cứ để xác định tính mới.
Ví dụ: A nộp đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế X tại Cục sở hữu
trí tuệ Việt nam ngày 10/10/2013, B cũng nộp yêu cầu bảo hộ sáng chế trùng với
sáng chế X tại Cục sở hữu trí tuệ ngày 10/12/2013 nhưng có yêu cầu hưởng quyền
ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng kí sáng chế đó nộp tại Nhật Bản ngày
10/8/2013 thì ngày ưu tiên của B là ngày 10/8/2013, sáng chế của A bị coi là mất
tính mới.
Tuy nhiên,
theo quy định tại Khoản 3 Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ còn quy định trường hợp
được miễn trừ tính mới. Theo đó, sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được
công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp
trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
- Sáng chế bị
người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng;
- Sáng chế được
người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
- Sáng chế được
người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc
tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp Quyền sở hữu trí tuệ? đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ? là một trong những vấn đề luôn được người dân... |
Ưu và nhược điểm của các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Pháp luật về Sở hữu trí tuệ cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và để... |
Phải làm gì khi phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ? Khi phát hiện ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc đối tượng được bảo hộ của mình,để bảo... |