Trong ngày cưới, việc cha mẹ, họ hàng tặng vàng, trang sức có giá trị khác cho cô dâu, chú rể là phong tục ở nhiều nơi. Vậy dưới góc độ pháp luật, số vàng, trang sức này thuộc tài sản chung hay riêng? Chia tài sản này khi ly hôn như thế nào?
Hiện nay, tình trạng ly hôn xảy ra
tương đối phổ biến, bên cạnh việc chấm dứt hôn nhân còn có tranh chấp về tài
sản và con cái.
Trên thực tế, đã có nhiều tranh chấp xảy ra xung quanh những
món quà cưới là vàng, trang sức do bố mẹ, họ hàng hai bên tặng. Việc phân chia
tài sản này khi ly hôn như thế nào khiến những người trong cuộc tranh cãi gay
gắt.
Về vấn đề này, hiện
nay còn nhiều ý kiến khác nhau. Dưới đây là một số ý kiến, quan điểm về vấn đề
này như sau:
Vàng cưới có là tài sản chung của vợ chồng hay không? (ảnh minh họa)
Quan
điểm thứ nhất: theo Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì để xác
định rằng tài sản đó có phải tài chung của vợ chồng thì phải dựa vào thời điểm
xác lập tài sản đó là trước hay trong thời kỳ kết hôn. Quan điểm trên cho rằng
nếu tài sản đó xác lập sau thời điểm đăng ký kết hôn thì đương nhiên sẽ là tài
sản chung của vợ chồng, còn trước đó sẽ là của người được nhận vàng cưới.
Tuy nhiên mình không
đồng ý với quan điểm này vì khi xét “tài sản chung là tài sản hình thành
trong thời kỳ hôn nhân” mà bỏ quên rằng nếu tài sản đó được tặng riêng cho
một người thì vẫn là tài sản riêng, và hơn nữa tài sản tặng trước khi kết hôn
nhưng tính chất để hai vợ chồng làm vốn làm ăn thì vẫn nên xem là tài sản
chung.
Quan
điểm thứ hai: dựa
vào tính chất của loại vàng để xem xét: “những nữ trang như đôi bông cưới,
dây chuyền, vòng được tính là đồ dạm hỏi thì thường được coi là nữ trang cho
riêng cô dâu nên vẫn có thể xem là tài sản riêng. Còn đối với vàng khâu, tuy là
đeo cho bạn nhưng nếu người cho xác định vào thời điểm cho là cho hai vợ chồng
thì vẫn là tài sản chung”. Mình thì thấy quan điểm này cũng có điểm đúng
tuy nhiên nếu gom tất cả các loại trang sức cá nhân thành nữ trang và là tài
sản riêng của cô dâu thì không phù hợp, vì biết đâu ngoài vàng khâu, khi người
tặng tặng cho vòng, nhẫn đều thể hiện rằng muốn cho cả hai vợ chồng.
Quan
điểm thứ ba,
việc xem xét tài sản chung riêng dựa vào tính chất là tặng riêng hay tặng
chung.
Trước đây, theo Nghị quyết 01/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng Thẩm
phán TAND Tối cao:
“Đồ trang sức mà
người vợ hoặc người chồng được cha mẹ vợ hoặc chồng tặng, cho riêng trong ngày
cưới là tài sản riêng. Nhưng nếu những thứ đó được cho chung cả hai người với
tính chất là tạo dựng cho vợ chồng một số vốn, thì coi là tài sản chung. Khi
chia tài sản chung, những trang sức có giá trị không lớn so với tài sản chung
thì chia cho người đang sử dụng.”
Tuy nhiên sang đến
Luật HNGĐ 2014 không hề quy định gì về vấn đề trang sức này cũng gây không ít
khó khăn trong việc áp dụng khi tài sản khi ly hôn.
Thực tế dựa vào phong
tục cưới hỏi trước giờ của nước ta, tiền vàng bên nhà gái cho cô dâu lúc đám
hỏi, đám cưới được xem như của hồi môn cho con gái vào nhà chồng có của cải,
còn nhà trai đeo cho cô dâu thì tùy nhà nghĩ rằng cho con dâu để xem như là lễ
để cưới con gái nhà người ta hoặc cho vợ chồng. Đó là đối với họ hàng thân
thiết, còn đối với họ xa hơn một chút nếu đi đám bằng vàng thì sẽ xem như cho
cả hai vợ chồng để có vốn làm ăn.
Nếu thực sự dựa vào
tính chất ý định của người tặng để phân chia thì rất khó khăn vì đến lúc cần
phân chia liệu có ai còn nhớ chi tiết đây là của ai, lúc cho có dặn dò cho
chung hay riêng không và tất cả phụ thuộc vào lời khai của người cho, họ muốn
bênh vực con họ thì tất cả đều là của con họ mà thôi.
Việc phân định vàng cưới là tài sản riêng của vợ/chồng hay
tài sản chung là rất khó khăn, đối với giá trị vàng nhỏ vài ba triệu thì không
đáng kể, chứ trường hợp tiền vàng lên đến trăm triệu thì cũng là một vấn đề nan
giải và cần được quy định cụ thể.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Khánh Ly.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Có hay không được kết hôn khi đang chấp hành hình phạt tù? Việc kết hôn vốn là việc hệ trọng, việc đại sự của mỗi người. Vì bất cứ lý do gì mà việc kết hôn bị... |
Con ở với mẹ sau ly hôn, có được hưởng thừa kế sau khi cha mất không? Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người... |
Pháp luật quy định như thế nào về kết hôn cùng huyết thống? Câu hỏi: Xin chào luật sư, em có vấn đề này cần Luật sư tư vấn giúp. Em và bạn gái yêu nhau và có dự... |