Từ lúc ma túy đá xuất hiện ở Việt Nam, đã có nhiều vụ thảm án mà hung thủ thực hiện trong cơn cuồng loạn. Người bị “ngáo đá” có các biểu hiện gần như giống với bệnh tâm thần phân liệt nhưng mức độ nguy hiểm hơn. “Ngáo đá” gây hoang tưởng tâm thần nhưng có phải là tình tiết giảm nhẹ khi xử án?
Ma túy chứa chất dạng Methamphetamine hoặc Amphetamine được
tổng hợp từ các hóa chất. Ngoài tác dụng gây “phê” như heroin, thuốc lắc, ma
túy đá còn khiến người sử dụng sẽ trở nên hung hãn, tinh thần hưng phấn, thần
kinh bị rối loạn, mất khả năng làm chủ hành vi.
Từ lúc ma túy đá xuất hiện ở Việt Nam, đã có nhiều vụ thảm
án mà hung thủ thực hiện trong cơn cuồng loạn, như trường hợp một ca sĩ ở Hưng
Yên lên cơn “ngáo đá” đã nhét tỏi vào miệng cô bạn gái đến chết chỉ vì nghĩ cô
này là quỷ. Hay nam thanh niên tại Mỹ Đức (Hà Nội) dùng dao đâm trọng thương bố
mẹ và em trai, sau đó tự tử. Hay gần đây nhất là người bố lôi, quăng quật con
nhỏ trên mái nhà hơn 2 tiếng rồi ném con xuống đất.
Vậy người “ngáo đá” có được hiểu là mất năng lực
hành vi dân sự? Và những kẻ phạm tội do tình trạng "ngáo đá"
sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đối tượng ngáo đá ném con từ trên mái nhà xuống
Nguồn: Internet
Xử như thường
Dưới góc độ luật pháp, “ngáo đá” có thể khiến người sử dụng
ma túy gây các tội ác trong tình trạng loạn thần nặng nhưng không phải là tình
tiết giảm nhẹ. Pháp luật đã có quy định về trường hợp người phạm tội trong tình
trạng say do dùng rượu hoặc các chất kích thích mạnh khác vẫn phải chịu trách
nhiệm hình sự và “ngáo đá” cũng không ngoại lệ.
Người bị “ngáo đá” là hậu quả của hành vi chủ động, không vô
thức khi bắt đầu sử dụng chất ma túy (là một loại chất kích thích mạnh), do đó,
pháp luật hiện hành không coi họ là người mắc bệnh tâm thần và không có cơ sở đề
nghị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Pháp luật chưa có quy định riêng biệt đối với người phạm tội
trong tình trạng bị kích thích do nghiện ma túy, do “ngáo đá”, nhưng ở Điều 13
Bộ luật Hình sự 2015 đã có quy định chung là người phạm tội trong tình trạng
say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm
hình sự.
Trường hợp người “ngáo đá” phạm tội thì cũng tương tự người
phạm tội trong tình trạng say rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, đều phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm đã gây ra.
Trúc Quỳnh
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|