“Con cái là lộc trời cho” vậy mà lại có những người mẹ lại nhẫn tâm bán đứa con mới đẻ của mình ra chỉ vì mấy chục triệu đồng. Điển hình như tại Nghệ An, một người mẹ ở huyện vùng cao xứ Nghệ đã đồng ý bán con gái mới 20 ngày tuổi với giá 40 triệu đồng. Khi các đối tượng đang trên đường đưa cháu bé đi thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Ngày 22/11, thông tin từ cơ quan điều
tra Công an huyện Con Cuông, Nghệ An cho biết, đơn vị đang tạm giữ hình sự 3 đối
tượng gồm: Cụt Thị Tha (SN 1986, trú tại bản Keo Pha Tu, xã Bắc Lý, huyện Kỳ
Sơn); Ven Thị Xy (SN 1985) và Moong Văn Thoại (SN 1980, cùng trú tại bản Phà Khảo,
xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) để điều tra về hành vi mua bán người.
Thông tin ban đầu, vào khoảng 2h
sáng ngày 18/11, Công an huyện Con Cuông nhận được nguồn tin báo đối tượng Cụt
Thị Tha bế một em bé sơ sinh lên xe ô tô khách tuyến Kỳ Sơn đi Hà Nội. Quá
trình di chuyển đối tượng có nhiều biểu hiện lạ.
Ngay sau khi nhận được thông tin,
Công an huyện Con Cuông phối hợp với Trạm kiểm soát giao thông công an huyện Diễn
Châu kiểm tra hành chính chuyến xe khách này và yêu cầu Cụt Thị Tha về trụ sở
Công an để làm rõ.
Tại cơ quan chức năng, bước đầu Kha
khai nhận mang đứa bé đi bán cho một người phụ nữ ở huyện Diễn Châu với giá 40
triệu đồng để họ mang ra Hà Nội. Sau khi nhận được “đơn hàng” Kha đã cùng với
hai vợ chồng Ven Thị Xy và Moong Văn Thoại dụ dỗ mẹ của bé là Ven Thị Luyên (SN
1993) bán con với giá 40 triệu đồng, trong đó chia 5 triệu đồng cho Tha và 3
triệu đồng cho 2 vợ chồng Xy -Thoại.
Hiện vụ việc đang được cơ quan điều
tra tiếp tục làm rõ.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ 19006248
Hiện nay, pháp luật Hình sự Việt
Nam quy định về Tội mua bán trẻ em dưới 16 tuổi như sau:
“Điều 151. Tội mua bán người dưới 16 tuổi
1.
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
12 năm:
a)
Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc
lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
b)
Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức
lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
c)
Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định
tại điểm a hoặc điểm b khoản này”.
Theo hướng dẫn tại theo quy định tại
Điều 04 Thông tư liên tịch số 01/2013 Tòa án nhân dân tối
cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Công An – Bộ Quốc phòng – Bộ Tư pháp
hướng dẫn về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi mua
bán người, mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. thì:
“Mua bán trẻ em là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật
chất khác để trao đổi trẻ em (người dưới 16 tuổi) như một loại hàng hóa; cụ thể
là một trong các hành vi sau đây:
a) Bán
trẻ em cho người khác, không phụ thuộc vào mục đích của người mua;
b) Mua
trẻ em để bán lại cho người khác, không phân biệt bán lại cho ai và mục đích của
người mua sau này như thế nào;
c) Dùng
trẻ em làm phương tiện để trao đổi, thanh toán;
d) Mua
trẻ em để bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc vì mục đích trái pháp luật khác”.
Theo quy định của pháp luật như
trên có thể thấy: đây là loại tội phạm thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp, tội phạm
này đã có những hành vi xâm phạm quyền tự do, thân thể của trẻ em và quyền được
quản lý, chăm sóc, giáo dục của trẻ em. Cao hơn là đã xâm phạm đến quyền con
người của trẻ em( trẻ em được hiểu là người dưới 16 tuổi theo quy định của pháp
luật Việt Nam).
Các hành vi khách quan trong tội
mua bán trẻ em thường được biểu hiện như rủ rê, lôi kéo, dụ dỗ, lừa dối trẻ em
theo người phạm tội. Trong thực tiễn đã xảy ra việc tấn công bắt cóc trẻ em để
bán qua Trung Quốc. Người phạm tội có thể mua để nuôi, rồi đem bán hoặc sử dụng
trẻ em vào mục đích khác.
Hành vi phạm tội có thể là công
nhiên tấn công để chiếm đoạt trẻ em, có thể là lén lút bí mật bắt cóc đứa trẻ
khi trẻ em đang đi chơi, đang ngủ v.v… Tuy nhiên các hành vi nói trên cũng nhằm
mục đích mua bán trẻ em vì động cơ vụ lợi. Đối với các hành vi đánh tráo trẻ em
thì thường có đồng phạm, việc đánh tráo trẻ em thường xảy ra ở các bệnh viện,
nhà hộ sinh khi mà người có con bị đánh tráo chưa thực sự biết con mình đẻ ra
như thế nào. Việc đánh tráo con, đánh tráo trẻ em có thể không vì mục đích vụ lợi
mà vì động cơ khác. Người giúp sức, xúi giục cho hành vi đánh tráo trẻ em là đồng
phạm của tội đánh tráo trẻ em.
Về người thực hiện tội phạm này,
Người có năng lực trách nhiệm hình sự từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm này.
Về hình phạt: Điều luật quy định ba
khung hình phạt
+ Khung 1: Cấu thành cơ bản quy định
hình phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm, áp dụng đối với người phạm tội không
có tình tiết định khung tăng nặng.
+ Khung 2: Cấu thành tăng nặng quy
định hình phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm;
+Khung 3: Cấu thành tăng nặng quy định
hình phạt cao nhất, phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI
VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để
có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật
sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng
đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc
E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ
sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh
Xuân).
Quỳnh Anh
Phạm tội do “ngáo đá”: Xử phạt như thế nào? Từ lúc ma túy đá xuất hiện ở Việt Nam, đã có nhiều vụ thảm án mà hung thủ thực hiện trong cơn cuồng... |
Đơn tố giác tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự mới nhất. Tố giác tội phạm là một trong những quyền cơ bản của công dân để đảm bảo sự thực thi nghiêm túc của... |
Cướp tài sản nhưng lại phi tang nhầm xuống sông. Tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm... |
Ông trùm ma túy ‘dắt tay’ hot girl Ngọc Miu ra hầu tòa 10 bị can trong "tập đoàn" sản xuất ma túy trong đó có ông trùm Văn Kính Dương và hotgirl Ngọc Miu... |