Hiện nay, một số tổ chức xã hội nghề nghiệp, các công ty cổ phần v.v. sau đại hội, Chủ tịch nhiệm kỳ trước không trúng cử BCH hoặc HĐQT khóa mới nhưng không bàn giao con dấu và tài sản, khiến hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí bị tê liệt, gây bức xúc dư luận. ThS. Luật sư Nguyễn Hồng Thái, Đoàn Luật sư Hà Nội, Giám đốc Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp đã trả lời phỏng vấn của phóng viên một số nội dung chung quanh vấn đề này:
Phóng viên (PV): Đề nghị Luật sư cho biết, kết quả Đại
hội của tổ chức xã hội nghề nghiệp (hiệp hội, hội) được pháp luật công nhận căn
cứ vào những nội dung gì của Đại hội? Việc thực hiện các thủ tục bàn giao giữa
lãnh đạo nhiệm kỳ trước với nhiệm kỳ sau thực hiện như thế nào?
Luật sư Nguyễn Hồng
Thái (LS.NHT): Căn cứ Điều 20 Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt
động và quản lý hội quy định cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội là Đại hội nhiệm
kỳ hoặc Đại hội bất thường.
"- Đại hội nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường được tổ chức
dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu. Đại hội toàn thể hoặc đại
hội đại biểu chỉ được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số hội viên chính
thức hoặc có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt.
- Đại hội bất thường được triệu tập khi ít nhất có 2/3
(hai phần ba) tổng số ủy viên ban lãnh đạo hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng
số hội viên chính thức đề nghị.
Nội dung chủ yếu quyết định tại Đại Hội gồm: Phương hướng
hoạt động của hội; Bầu ban lãnh đạo, ban kiểm tra hội; Đổi tên hội, sửa đổi, bổ
sung điều lệ (nếu có); Gia nhập liên hiệp các hội cùng lĩnh vực hoạt động;
Chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể hội;
Tài chính của hội; Các vấn đề khác theo quy định của điều lệ hội.
Đại hội có thể
biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu
quyết do đại hội quyết định. Việc biểu quyết thông qua các quyết định của đại hội
phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tán thành."
Như vậy, kết quả
Đại hội của tổ chức xã hội nghề nghiệp (hiệp hội, hội) được pháp luật công nhận
căn cứ vào việc biểu quyết thông qua các quyết định của đại hội, tức là phải được
quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tán thành.
Luật sư Nguyễn Hồng Thái
PV: Trong trường hợp, Đại hội tuân thủ các quy định của
pháp luật nhưng sau Đại hội, có đại biểu vẫn khiếu nại, tố cáo thì cấp nào giải
quyết? Kết quả Đại hội có hiệu lực hay không?
LS.NHT: Căn cứ
Điều 5 Thông tư 03/2013/TT-BNV quy định về giải quyết các tranh chấp, khiếu nại
trong nội bộ hội như sau:
“1. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại và xử lý kỷ
luật trong nội bộ hội do hội quyết định theo quy định của điều lệ hội và pháp
luật. Ban lãnh đạo hội có trách nhiệm quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thẩm
quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong nội bộ hội phù hợp điều lệ hội,
quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại
Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP.
2. Hội báo cáo kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
xử lý kỷ luật với cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư
này.”
Như vậy, việc giải
quyết tranh chấp, khiếu nại trong nội bộ hội do từng hội quyết định theo quy định
của điều lệ hội và pháp luật. Theo đó, trong trường hợp, Đại hội tuân thủ đúng
quy định của pháp luật nhưng sau Đại hội có đại biểu khiếu nại, tố cáo thì khiếu
nại, tố cáo được giải quyết theo trình tự, thủ tục , thẩm quyền giải quyết
tranh chấp, khiếu nại quy định tại điều lệ hội, phù hợp với quy định của pháp
luật.
Các quyết định của
Đại hội được thông qua nếu đáp ứng trên 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức
có mặt tán thành. Chính vì vậy, nếu trong trường hợp Đại hội tuân thủ các quy định
của pháp luật cũng như đáp ứng số lượng đại biểu chính thức có mặt tán thành
thì kết quả Đại hội vẫn có hiệu lực thi hành. Nếu điều lệ hội không quy định
khác thì các quyết định được thông qua tại Đại hội có hiệu lực thi hành kể từ
ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực được ghi rõ trong quyết định đó.
PV. Việc lãnh đạo nhiệm kỳ trước chiếm giữ con dấu là
hành vi vi phạm pháp luật? Pháp luật quy định xử lí vi phạm của hành vi này như
thế nào?
LS.NHT: Căn cứ
Điều 6 Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu quy định chi tiết
các hành vi bị nghiêm cấm:
“...7. Chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu.”
Như vậy, việc
lãnh đạo nhiệm kỳ trước trước chiếm giữ con dấu là hành vi vi phạm pháp luật,
gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của hội.
Mặt khác, con dấu
là tài sản của cơ quan, tổ chức, là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ
quan, tổ chức. Cho nên việc lãnh đạo nhiệm kỳ trước chiếm giữ, không bàn giao
con dấu có thể bị coi là hành vi chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu
của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 342 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ
sung năm 2017.
“1. Người nào
chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền
từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất
chính 10.000.000 đồng trở lên;
c) Thực hiện
hành vi trái pháp luật;
d) Tái phạm nguy
hiểm.
3. Người phạm tội
còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo đó, chiếm
đoạt con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xã hội được hiểu là hành vi cố ý lấy
con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức xã hội làm của riêng bằng bất kỳ phương
thức, thủ đoạn nào như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, dùng thủ đoạn gian dối,
trộm cắp, chây ì, độc chiếm, không bàn giao,... Hành vi chiếm đoạt con dấu của
cơ quan, tổ chức xã hội xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức
xã hội đó. Chính vì vậy, tùy theo mức độ vi phạm tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu
hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, mà chủ thể của tội phạm có thể bị
phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến
02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 05
năm.
PV. Trong trường
hợp, lãnh đạo nhiệm kỳ cũ cố tình chây ì, độc chiếm con dấu thì sẽ nguy gì sẽ xảy
ra? Biện pháp gì để ngăn ngừa?
LS.NHT: Hành vi
chiếm đoạt con dấu của cơ quan, tổ chức xã hội xâm phạm đến hoạt động bình thường
của cơ quan, tổ chức xã hội đó. Hậu quả của việc con dấu bị chiếm giữ là rất lớn.
Theo Khoản 6 Điều
20 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan đăng ký mẫu con
dấu: “6. Hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng
con dấu.”
Cho nên, trường
hợp lãnh đạo nhiệm kỳ cũ cố tình chây ì, độc chiếm con dấu thì Hội có thể đề
nghị cơ quan đăng ký mẫu con dấu điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật này,
nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu xảy ra.
PV. Trân trọng cảm
ơn Luật sư
Theo Nhà văn-Nhà báo
Cao Thâm
T.Q
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Trung úy công an gọi người thân đến chém chết người Tại Vũng Tàu vừa qua xảy ra một vụ án mạng chém chết người mà người chủ mưu lại là trung úy công an... |
Mẹ chồng lừa bán con dâu sang Trung Quốc Trên thực tế có nhiều kẻ táng tận lương tâm, bất chấp mọi thủ đoạn để kiếm tiền, ngay cả con dâu... |
Khởi tố Cựu đại úy công an lừa chạy việc vào ngành, chiếm gọn 2,5 tỷ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của một người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản... |