Việc phát trực tiếp phim trong rạp lên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để có thể xử lý bằng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mới đây, công
ty Mar6 Pictures - nhà sản xuất bộ phim Gái già lắm chiêu đã có những chia sẻ
khi bộ phim bị phát tán trái phép thông qua hình thức livestream lên mạng xã hội.
Vào ngày 16/7, đối tượng được livestream trái phép là một nam thanh niên tại
thành phố Buôn Mê Thuộc, tỉnh Đắk Lắk. Khi phát hiện, anh ta đã livestream gần
một tiếng đồng hồ đầu tiên của bộ phim.
Đại diện nhà sản xuất - đạo diễn Namcito chia sẻ: “Đây là trường hợp vi phạm ngang nghiên. Ngay
khi tìm thấy đoạn video trên mạng xã hội, chúng tôi gọi ngay để yêu cầu anh ta
ngừng livestream và nghe tiếng phim bên trong điện thoại tức anh ta vẫn đang
trong rạp. Nhưng anh ta thách thức và không dừng lại cho đến khi phim phát tán
được hơn một tiếng đồng hồ”.
Ngay sau đó, đại
diện nhà sản xuất đã trình báo cùng cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều
tra. Hiện đã thu thập được thông tin cá nhân, bao gồm tên, số điện thoại và địa
chỉ công tác của đối tượng vi phạm. Trong ngày 17/12, nhà sản xuất sẽ phối hợp
với công an tiến hành điều tra để đưa ra kết luận, đồng thời tiến hành xử lý
đúng qui định của pháp luật.
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
Livetream quay lén phim chiếu rạp, sẽ bị xử lý ra sao?
Hành vi quay
lén bộ phim và đưa lên mạng xã hội của đối tượng trên có dấu hiệu phạm tội xâm
phạm quyền sở hữu tác giả. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để có thể xử lý bằng
biện pháp xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp 1: Xử phạt vi phạm
hành chính
Theo quy định tại Nghị định
131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả quyền liên
quan, đối tượng trên có thể bị xử phạt về hành vi phân phối tác phẩm:
“Điều 15. Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi
phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi
trường internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành
vi quy định tại Khoản 1 Điều này”.
Hành vi này
cũng có thể bị liệt vào hành vi xâm phạm đến quyền truyền đạt tác phẩm đến với
công chúng sẽ bị phạt tiền từ 15 đến 30 triệu đồng, cùng với đó là những hình
phạt bổ sung như buộc phải dỡ bỏ tác phẩm vi phạm:
“Điều 17. Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng
1.Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền
đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông
tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở
hữu quyền tác giả theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản
1 Điều này”.
Cũng có thể xem xét thêm các hành
vi như xâm phạm quyền sao chép tác phẩm bị phạt từ 15 đến 35 triệu đồng:
“Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao
chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi
trường internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành
vi quy định tại Khoản 1 Điều này”.
Trường hợp 2: Truy cứu trách nhiệm
hình sự
Người có hành
vi quay lén trong rạp chiếu phim còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 225 Bộ
Luật Hình sự 2015 về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó, người
phạm tội có hành vi cố ý xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo
hộ tại Việt Nam. Hành vi này có thể được thực hiện dưới một trong hai dạng hành vi sau:
- Sao chép tác phẩm, bản ghi âm,
bản ghi hình. Đây là hành vi tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản
ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo
bảo sao dưới hình thức điện tử.
- Phân phối đến công chúng bản
sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hành.
Người phạm tội có thể thực hiện một
trong hai hành vi hoặc cả hai hành vi nói trên. Người phạm tội thực hiện hành
vi kể trên mà không được phép (đồng ý) của chủ thể quyền tác giả, quyền liên
quan.
Hành vi cố ý
xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam bị coi là
tội phạm nếu thực hiện với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ
50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền
tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc
hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Đối với cá
nhân phạm tội, hình phạt áp dụng như sau:
Khung 1: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng
đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Khung 2: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng
đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm được áp dụng cho trường
hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng theo Khoản 2 Điều
225 Bộ Luật Hình sự 2015.
Người phạm tội
còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 01 năm đến 05 năm.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm V
Thủ tục đăng ký sáng chế như thế nào? Trong sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật ngày nay, hàng ngày con người tạo ra rất nhiều... |
Quyền ưu tiên và ngày ưu tiên trong bảo hộ sáng chế Tính mới là điều kiện cơ bản, tiên quyết để một sáng chế được bảo hộ. Chính vì vậy Khoản 1 Điều 60... |
Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý Chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý trong nền kinh tế thị trường thường hay đối... |
Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là một hình thức khai thác quyền đối với nhãn hiệu, qua đó chủ... |