Ngăn cản vợ về nhà ngoại, chồng bị phạt đến 300.000 đồng
Điểm a khoản 1
Điều 52 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP chỉ rõ: Phạt cảnh
cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng - 300.000 đồng đối với hành vi cấm thành
viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn
bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây
áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó.
Theo đó, nếu người chồng có hành
vi cấm đoán, ngăn cản vợ về thăm bố mẹ đẻ, kể cả trong dịp Tết nhằm gây áp lực
tâm lý thường xuyên đối với người vợ sẽ chịu mức phạt nêu trên.
Ngược lại, nếu vợ
cấm đoán chồng gặp gỡ người thân, bạn bè cũng với mục đích gây áp lực tâm lý đến
người chồng thì cũng sẽ chịu mức phạt tương tự.
Không cho vợ đi làm, chồng cũng bị phạt
Quyền được làm
việc là quyền chính đáng của mỗi người, không ai có quyền ngăn cản. Theo đó, điểm
b, khoản 2 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định, việc không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc thì sẽ bị xử phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng - 300.000 đồng.
Mức phạt nêu trên cũng có thể áp
dụng đối với trường hợp người chồng cấm vợ đi làm để chuyên tâm với công việc nội
trợ, chăm sóc con cái vốn khá phổ biến trong thực tế hiện nay.
Trái lại, hành
vi ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc,
nguy hiểm… sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng, theo điểm b khoản 2
Điều 56 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
.jpg)
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
Chồng đuổi vợ ra khỏi nhà, bị phạt đến 500.000 đồng
Nhà là chỗ ở hợp
pháp của các thành viên trong gia đình. Điều 57 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định,
hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ sẽ bị phạt cảnh
cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Phạt tiền từ 300.000 đồng
đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành
viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
Theo Điều 5 của
Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007, vợ bị chồng đuổi ra khỏi nhà, có thể
yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân
phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, có thể yêu cầu nơi tạm
lánh và giữ bí mật về nơi tạm lánh…
Vợ chì chiết chồng, phạt ngay đến 1 triệu đồng
Đây là nội dung
được quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người nào có hành
vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình thì bị
phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng.
Theo đó, mức phạt
nêu trên áp dụng cả với những người vợ hoặc người chồng có hành vi chì chiết,
xúc phạm đối phương. Thế nhưng, cũng giống như mức phạt đến 500.000 đồng đối với
hành vi vợ lột sạch lương của chồng, quy định này rất khó áp dụng trên thực tế.
Bởi bằng chứng của việc chì chiết, xúc phạm thường rất khó xác định và không
nhiều người vợ, người chồng nào lưu lại bằng chứng này để lấy làm căn cứ đi kiện.
Thu hết lương của chồng bị phạt
500.000 đồng
Hành vi bạo lực
về kinh tế được nêu tại Điều 56 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Trong đó khoản 1
nêu rõ: “Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng”.
Trong khi đó, Điều 33 Luật Hôn
nhân và Gia đình 2014 giải thích về tài sản chung của vợ chồng như sau: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ,
chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi
tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn
nhân…”.
Như vậy, có thể
hiểu, nếu không có thỏa thuận khác thì tiền lương của mỗi bên sau khi kết hôn
là tài sản chung của vợ, chồng. Trường hợp vợ tịch thu hết tiền lương của chồng,
không cho chồng sử dụng tiền lương vào những mục đích chính đáng thì có thể sẽ
phải chịu mức phạt từ 300.000 đồng - 500.000 đồng nêu trên.
Các mức phạt nêu trên
chỉ mang tính chất tham khảo. Mức phạt trong thực tế tùy thuộc vào tính chất, mức
độ của sự việc. Thực tế, quy định nêu trên đã có hiệu lực cách đây vài năm
nhưng hiện nay vẫn rất khó áp dụng.