Sản phẩm sáng tạo, bao gồm tác phẩm điện ảnh, tác phẩm viết, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, sáng chế, giải pháp hữu ích,…. ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Chính vì vậy, quyền sở hữu trí tuệ của tác giả sáng tạo ra sản phẩm cũng ngày càng được coi trọng, do đó, việc chuyển nhượng đã hình thành nên một thị trường đầy tiềm năng: chuyển nhượng quyền tác giả.
Chuyển nhượng quyền tác giả là gì?
Theo Khoản 2
Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ định nghĩa: “Quyền
tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc
sở hữu.” Bên cạnh đó, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng
tạo và được thể hiện dưới một dạng hình thức vật chất nhất định, không phân biệt
nội dung, hình thức, chất lượng, ngôn ngữ, phương tiện, đã công bố hay chưa
công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Theo đó, ta cần phân biệt rõ hai
thuật ngữ sau đây:
-
Tác giả: là người trực tiếp sáng tác ra tác phẩm
-
Chủ sở hữu quyền tác giả: là người đầu tư tài chính
cho tác giả sáng tác tác phẩm theo hợp đồng, quyết định giao nhiệm vụ hoặc nhận
nhượng quyền.
Theo quy định
của Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả là người được hưởng
các quyền nhân thân và quyền tài sản nhất định. Do đó, những chủ thể nêu trên
hoàn toàn có quyền tự mình hoặc cho phép người khác khai thác quyền liên quan tới
tác phẩm đó để tạo ra những lợi ích vật chất nhất định. Bên cạnh đó, chủ sở hữu
quyền còn có thể chuyển nhượng đăng ký bản quyền tác giả cho người khác.
Quyền tác giả
bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo quy định tại điều 45 Luật sở hữu
trí tuệ, không phải quyền tác giả nào cũng có thể chuyển nhượng:
“Điều 45. Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên
quan
1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền
tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền
quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của
Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật
có liên quan.
2. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều
19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các
quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.”
Như vậy, các
quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ (trừ quyền công bố tác
phẩm) của tác giả là không được chuyển nhượng và việc chuyển nhượng phải do chủ
sở hữu quyền tác giả thực hiện. Chủ sở hữu quyền tác giả theo Luật sở hữu trí
tuệ bao gồm: tổ chức, cá nhân nắm giữ một hoặc một số quyền tài sản của quyền
tác giả; tác giả sáng tạo ra tác phẩm; các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm;
chủ thể giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; người thừa kế của tác
giả.
Tư vấn pháp luật miễn phí 19006248 (Nguồn: Internet)
Đặc điểm hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác
giả có những đặc điểm nêu sau:
-
Sau khi chuyển nhượng, bên chuyển nhượng sẽ
không còn quyền sử dụng, định đoạt liên quan đối với quyền đó.
-
Nếu tác phẩm này có đồng chủ sở hữu thì việc
chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả chủ sở hữu.
-
Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm
lại có các phần riêng biệt và có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền
tác giả có quyền chuyển nhượng quyền tác giả đối với phần riêng biệt của mình
cho tổ chức và cá nhân khác.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác
giả phải tuân thủ về hình thức của giao dịch-
lập văn bản và việc chuyển nhượng quyền tác giả phải tuân thủ các quy định
của pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật dân sự.
Theo quy định
tại Điều 46 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, hợp đồng chuyển
nhượng quyền tác giả bao gồm những nội dung sau:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên
chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
- Căn cứ chuyển nhượng;
- Giá, phương thức thanh toán;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt,
huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo
quy định của Bộ luật dân sự.
Hồ sơ chuyển nhượng quyền tác giả
Sau khi ký hợp
đồng chuyển nhượng, bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng sẽ gửi hồ sơ
lên Cục Bản quyền tác giả để sang tên Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.
Hồ sơ chuyển nhượng quyền tác giả bao gồm:
(1) Tờ khai
(theo mẫu);
(2) Giấy ủy
quyền (nếu nộp qua người khác); Giấy giới thiệu (nếu nhân viên của công ty đi nộp);
(3) Cam kết của
tác giả (về việc mình là người đã sáng tạo ra tác phẩm và không sao chép từ bất
kỳ nguồn nào khác);
(4) Hợp đồng
chuyển nhượng;
(5) Bản sao
CMND/Hộ chiếu (hoặc Giấy phép đăng ký kinh doanh) của các bên trong hợp đồng
chuyển nhượng.
Tác phẩm được
chuyển nhượng có giá trị lớn đối với bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng:
ý nghĩa về mặt tinh thần và giá trị về vật chất đối với bên chuyển nhượng - chủ
sở hữu quyền tác giả; tiềm năng về mặt kinh tế và trên một phương diện nào đó
nó đem lại cả giá trị tinh thần đối với bên nhận chuyển nhượng. Chính vì vậy,
việc chuyển nhượng quyền tác giả cần phải tiến hành một cách cẩn trọng, đặc biệt,
nội dung hợp đồng chuyển nhượng do các bên thỏa thuận phải đầy đủ, đảm bảo quyền
và nghĩa vụ của các bên, nếu tranh chấp xảy ra sẽ giảm thiểu được thiệt hại và
quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Nhà sản xuất “Gái già lắm chiêu 2” quyết khởi tố đối tượng livetream trái phép phim Việc phát trực tiếp phim trong rạp lên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất,... |
Thủ tục đăng ký sáng chế như thế nào? Trong sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật ngày nay, hàng ngày con người tạo ra rất nhiều... |
Quyền ưu tiên và ngày ưu tiên trong bảo hộ sáng chế Tính mới là điều kiện cơ bản, tiên quyết để một sáng chế được bảo hộ. Chính vì vậy Khoản 1 Điều 60... |