Đây là cuộc điều tra đầu
tiên có quy mô lớn sử dụng tiêu chuẩn quốc tế xác định người khuyết tật để thu
thập các thông tin toàn diện về cuộc sống của người khuyết tật tại Việt Nam, do
Tổng cục Thông kê tiến hành trong hai năm 2016-2017 với sự hỗ trợ kỹ thuật của
UNICEF. Đặc biệt là bộ công cụ thiết kế dành riêng cho việc xác định khuyết tật
ở trẻ em. Bộ công cụ này do UNICEF và Nhóm kỹ thuật thống kê Washington xây dựng
nhằm đo mức độ khó khăn khi trẻ em thực hiện các chức năng trong cuộc sống hằng
ngày, rất khác biệt so với chức năng ở người lớn. Các chức năng hoạt động của
trẻ em trong xác định khuyết tật bao gồm: nhìn, nghe, di chuyển, tự chăm sóc,
giao tiếp, học hỏi, ghi nhớ, tập trung, đối phó với sự thay đổi, kiểm soát hành
vi, kiểm soát cảm xúc, và chơi đùa.

Kết quả điều tra quốc gia về người khuyết tật tại Việt Nam
Cuộc điều tra được tổ
chức với mục đích đánh giá tình trạng khuyết tật của dân số và điều kiện kinh tế
- xã hội nhằm cung cấp bằng chứng phục vụ lập kế hoạch, chính sách cải thiện cuộc
sống của người khuyết tật tại Việt Nam.
Qua điều tra đã thu được
những kết quả cần thiết, cung cấp những thông tin có chất lượng cao giúp đo lường
những tiến bộ trong việc thực hiện quyền của người khuyết tật và đảm bảo sự tiếp
cận tốt hơn với các dịch vụ và giáo dục của người khuyết tật trong tương lai
Số lượng người khuyết tật có xu hướng tăng lên
Khuyết tật có ảnh hưởng
đến một tỷ lệ dân số đáng kể ở Việt Nam. Qua điều tra đã thu được kết quả cả nước gần 5 triệu hộ gia đình có người khuyết tật. Hơn 7% dân số 2 tuổi trở lên - khoảng hơn 6,2 triệu người, là
người khuyết tật. Bên cạnh đó, có 13% dân số - gần 12 triệu người, sống chung
trong hộ gia đình có người khuyết tật. Tỷ lệ này dự kiến tăng lên cùng với xu
hướng già hóa dân số.
Đồng thời, đánh giá
chung thì những hộ gia đình có người khuyết tật thì thường có điều kiện nghèo
hơn, ít được đi học so với những bạn cùng trang lứa, cơ hội việc làm vì thế mà
cũng hạn chế ít nhiều.
Mặc dù, người khuyết tật
là đối tượng đặc biệt được Nhà nước quan tâm, nhiều chính sách giúp đỡ được hưởng
chính sách về BHYT và nghèo không phải là rào cản để người khuyết tật tiếp cận
với các cơ sở y tế. Nhưng nhưng rất ít người khuyết tật (2.3%) tiếp cận được với
dịch vụ phục hồi chức năng khi bị ốm hoặc bị thương. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại
những bất bình đẳng về mức sống và tham gia xã hội đối với người khuyết tật.
Loại khuyết tật phổ biến ở trẻ em là khuyết tật liên quan đến
tâm lý xã hội
Như đã phân tích, số
lượng trẻ em khuyết tật ở Việt Nam không nhỏ. Việc khuyết tật cơ thể không được
lành lặn như các bạn cùng trang lứa, việc bị hạn chế các hoạt động vui chơi, học
tập ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tâm sinh lý ở các gia đoạn khác nhau
của các em. Những khuyết tật này có thể là rào cản lớn ngăn cản đê các em, học
tập, tham gia phát triển kinh tế, hòa nhập cộng đồng.
Điều tra cũng chỉ ra rằng,
trẻ em khuyết tật có ít cơ hội được đến trường đi học hơn so với bạn bè cùng
trang lứa mà không bị khuyết tật. Ở các cấp học cao hơn thì cơ hội đi học của
trẻ khuyết tật càng thấp hơn. Đến cấp Trung học phổ thông chỉ có chưa đến 1/3
trẻ khuyết tật đi học đúng tuổi, so với tỷ lệ 2/3 trẻ em không khuyết tật. Trên
thực tế chỉ có 2% trường tiểu học và trung học cơ sở có thiết kế phù hợp
với học sinh khuyết tật và khoảng 1/7 số trường có một giáo viên được đào tạo về
khuyết tật.
Từ những kết quả điều
tra trên, có thể cho rằng người khuyết tật ở Việt Nam mặc dù được quan tâm đặc
biệt nhưng vẫn đang gặp phải nhiều rào cản để có thể hòa nhập cộng đồng. Đặc biệt,
với đối tượng người khuyết tật là trẻ em. Do vậy, Nhà nước và các tổ chức xã hội,
gia đình cần nỗ lực để cung cấp các dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp hiệu quả
và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng để trẻ khuyết tật có thể phát triển tối
đa tiềm năng và tham gia đầy đủ vào cộng đồng cũng như toàn xã hội.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.L
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Vì sao sổ đỏ không phải là giấy tờ có giá? Có rất nhiều người cho rằng sổ đỏ, giấy đăng ký xe là tài sản vì những giấy tờ đó được coi là giấy... |
Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có gì mới? Một trong 09 luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 là Luật Giáo dục đại học sửa đổi... |
4 lưu ý “vàng” khi mua bảo hiểm nhân thọ Hiện nay, ngày càng có nhiều người tìm đến bảo hiểm nhân thọ như một cách để dự phòng rủi ro cho... |