Một trong 09 luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 là Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018. Luật này đã có những điều chỉnh lớn về chính sách phát triển giáo dục đại học, về những quy định liên quan đến cả người dạy và người học…
1 - Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng của thị trường lao động
Một điểm mới của
Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 là bổ sung một số chính sách của Nhà nước về
phát triển giáo dục đại học. Cụ thể, Luật yêu cầu phải gắn đào tạo với nhu cầu
sử dụng lao động của thị trường, nhằm khắc phục tình trạng sinh viên ra trường
không có việc làm đang “nhức nhối” lâu nay.
Bên cạnh đó, Luật cũng khuyến
khích quá trình sắp xếp, sáp nhập các trường đại học thành đại học lớn; khuyến
khích phát triển các trường đại học tư thục; có chính sách miễn, giảm thuế với
tài sản hiến tặng, hỗ trợ cho giáo dục đại học, cấp học bổng và tham gia chương
trình tín dụng sinh viên.
2 - Không phân biệt văn bằng đại học theo hình thức đào tạo
Luật này quy định,
văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử
nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
Người học hoàn thành chương trình
đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành nghĩa
vụ, trách nhiệm của người học thì được cấp văn bằng ở trình độ đào tạo tương ứng.
Trong khi đó,
trước đây Luật năm 2012 quy định văn bằng được cấp cho người học sau khi tốt
nghiệp một trình độ đào tạo theo một hình thức đào tạo tương ứng.
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
3 - Giảng viên đại học có trình độ tối thiểu là thạc sĩ
Nếu như trước
đây quy định, thạc sĩ là trình độ chuẩn đối các giảng viên đại học, thì nay, Luật
mới quy định đây chỉ là trình độ tối thiểu của các giảng viên, trừ trợ giảng.
Các trường đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên.
Giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ phải có trình độ tiến sĩ.
Cũng theo Luật
này, giảng viên độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy và nghiên cứu
khoa học; được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với các trường đại
học, cơ sở nghiên cứu khác… theo quy định của trường đại học mà mình đang làm
việc.
4 - Bỏ quy định hiệu trưởng trường đại học có nhiệm kỳ 5 năm
Nếu như trước
đây, nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường đại học được quy định là 05 năm, thì Luật
mới quy định nhiệm kỳ hoặc thời gian bổ nhiệm của hiệu trưởng do Hội đồng trường
quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của Hội đồng.
Bên cạnh đó,
thay vì quy định hiệu trưởng phải đã tham gia quản lý cấp khoa, phòng của trường
ít nhất 05 năm, thì nay, Luật mới cũng đã bỏ quy định này. Thay vào đó, chỉ còn
yêu cầu phải có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học.
Ngoài ra, Luật mới vẫn giữ nguyên
yêu cầu về việc hiệu trưởng trường đại học phải có trình độ tiến sĩ trở lên.
5 - Đại học được tự chủ quyết định chính sách học phí, tuyển sinh
Điểm khác biệt
lớn nhất của Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 chính là mở rộng quyền tự chủ
cho các trường đại học. Trong đó, Luật quy định khá chi tiết về việc giao quyền
tự chủ cho các trường trong học thuật và hoạt động chuyên môn; trong tổ chức và
nhân sự; trong tài chính và tài sản…
Cụ thể, các trường được tự quyết
định về chính sách mở ngành, tuyển sinh, đào tạo; chính sách học phí, học bổng
cho sinh viên và các chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, để
được thực hiện quyền tự chủ, các trường đại học phải đáp ứng một số điều kiện
như: Đã thành lập hội đồng trường, hội đồng đại học; Thực hiện phân quyền tự chủ
và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong trường; Công khai điều
kiện bảo đảm chất lượng, tỷ lệ sinh viên có việc làm…
6 - Trường phải công khai mức học phí cả khóa học trên website
Học phí là khoản
tiền mà người học phải nộp cho trường đại học để bù đắp một phần hoặc toàn bộ
chi phí đào tạo.
Luật Giáo dục đại học sửa đổi
2018 yêu cầu các trường phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học
phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả
khóa học, từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh trên trang thông tin điện
tử của trường. Đồng thời, các trường phải có trách nhiệm trích một phần nguồn học
phí để hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Cũng theo Luật
này, ngoài các trường đại học công lập được giao quyền tự chủ, các trường đại học
tư thục cũng được phép tự quyết định mức học phí.
7 - Không được tiếp tục tuyển sinh nếu chưa kiểm định chất lượng
Luật Giáo dục
đại học sửa đổi 2018 quy định chặt chẽ hơn về điều kiện mở ngành đào tạo của
các trường đại học. Theo đó, trước khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, các trường phải
đánh giá chất lượng của chương trình đào tạo; ngay sau khi khóa đầu tiên tốt
nghiệp, chương trình đào tạo phải được kiểm định.
Trường hợp
không đánh giá, kiểm định hoặc kết quả đánh giá, kiểm định không đạt yêu cầu,
các trường phải cải tiến, nâng cao chất lượng để đảm bảo chuẩn đầu ra; không được
tiếp tục tuyển sinh ngành đó cho đến khi đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
Đáng chú ý, các trường tự chủ mở
ngành đào tạo khi chưa bảo đảm điều kiện bị đình chỉ hoạt động đào tạo đối với
ngành đó và không được tự chủ mở ngành đào tạo trong thời hạn 05 năm.
8 - Thời gian đào tạo xác định theo số lượng tín chỉ
Đào tạo đại học
hiện nay được thực hiện theo phương thức tín chỉ. Do đó, Luật Giáo dục đại học
sửa đổi quy định thời gian đào tạo được xác định trên cơ sở số lượng tín chỉ phải
tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo.
Số lượng tín
chỉ cần tích lũy đối với mỗi trình độ được quy định trong Khung trình độ quốc
gia Việt Nam do Thủ tướng phê duyệt. Hiệu trưởng các trường đại học quyết định
số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo.
9 - Nhà đầu tư được thành lập trường đại học theo 2 phương thức
Luật Giáo dục
đại học sửa đổi bổ sung một điều mới về nhà đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư là tổ
chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài đầu tư thành lập trường đại học tư thục,
trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận bằng nguồn vốn ngoài ngân
sách.
Nhà đầu tư thành lập trường đại học
có thể lựa chọn một trong hai phương thức:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
để tổ chức này thành lập trường đại học tư thục;
- Trực tiếp thành lập trường đại
học tư thục.
Trên đây là toàn bộ 09 điểm mới,
đáng chú ý của Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018. Luật này sẽ chính thức có hiệu
lực từ ngày 01/07/2019.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
4 lưu ý “vàng” khi mua bảo hiểm nhân thọ Hiện nay, ngày càng có nhiều người tìm đến bảo hiểm nhân thọ như một cách để dự phòng rủi ro cho... |
Chế định phạt vi phạm hợp đồng,Những vấn đề pháp lý cơ bản cần lưu ý Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về việc phạt vi phạm khi... |
Trình tự cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà cho người nước ngoài Hiện nay, có rất nhiều người nước ngoài muốn đầu tư vào các loại hình bất động sản của Việt Nam như:... |
Hình thức xử phạt khi không tham gia nghĩa vụ quân sự Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín... |