1/ Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ về quyền tác giả.
Đối với việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ về quyền tác giả
thì theo pháp luật Việt Nam việc đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt
buộc để được hưởng quyền tác giả. Tuy nhiên, việc đăng ký này lại rất quan trọng
khi mà có những tranh chấp xảy ra như trong vụ việc vừa rồi của Họa sĩ Lê Linh.
Nó đảm bảo quyền tác giả của tác giả khi có tranh chấp xảy ra, khi đó những vụ
việc kéo dài tận 12 năm sẽ không còn xuất hiện. Đối với việc tranh chấp quyền
tác giả khi các bên chưa đăng ký quyền tác già thì khi có tranh chấp xảy ra,
các bên phải chứng minh được mình là tác giả của tác phẩm đó. Theo Khoản 1 Điều
6 Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) về Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ:
“Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền
sở hữu trí tuệ
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được
sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt
nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa
công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Như vậy, việc
chứng minh mình là tác giả của sản phẩm phải được thể hiện rõ dưới 1 hình thức
vật chất nhất định. Hai bên tranh chấp cũng có quyền và nghĩa vụ chứng mình quyền
tác giả của mình theo Điều 203 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm
2009).
2/ Các loại hình tác
phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
- Đối với các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
thì theo quy định tại các Khoản 1 Điều 14, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23,
Điều 24 Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nghị định
22/2018/NĐ-CP. Việc xác định loại hình tác phầm mà mình muốn đăng ký cũng rất
quan trọng vì mỗi loại hình tác phẩm đều có những quy định riêng.
“Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo
hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học,
nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác
được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra
theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình
khoa học;
l) Tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương
trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Tổng đài tư vấn: 19006248 (24/7)
Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản
bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm
phái sinh;
b) Biểu diễn tác
phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác
phẩm;
d) Phân phối, nhập
khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác
phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử
hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc
hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Các quyền quy
định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật
này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử
dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản
3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền
lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Điều 21. Quyền tác giả đối với tác phẩm
điện ảnh, tác phẩm sân khấu
1. Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng
phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật
trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối
với tác phẩm điện ảnh được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều
19 của Luật này và các quyền khác theo thoả thuận.
Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng
tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu,
thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm
sân khấu được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật
này và các quyền khác theo thoả thuận.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ
thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền
quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này có nghĩa vụ
trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác theo thoả thuận với
những người quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 22. Quyền tác giả đối với chương
trình máy tính, sưu tập dữ liệu
1. Chương trình
máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược
đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được,
có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết
quả cụ thể.
Chương trình máy
tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay
mã máy.
2. Sưu tập dữ liệu
là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới
dạng điện tử hoặc dạng khác.
Việc bảo hộ quyền
tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây
phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.
Điều 23. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
1. Tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm
hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc
điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng
cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm:
a) Truyện, thơ,
câu đố;
b) Điệu hát, làn
điệu âm nhạc;
c) Điệu múa, vở
diễn, nghi lễ và các trò chơi;
d) Sản phẩm nghệ
thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình
nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.
2. Tổ chức, cá
nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của
loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian.
Điều 24. Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học
Việc bảo hộ quyền
tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học quy định tại khoản 1
Điều 14 của Luật này do Chính phủ quy định cụ thể.”
3/ Các biện pháp
bảo về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam.
+ Các biện pháp
dân sự: Các biện pháp dân sự được quy định cụ thể tại Chương XVII của Luật Sở hữu
trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy đinh về Xử lý xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ bằng biện pháp dân sự và Nghị Định 105/2006/NĐ-CP về Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành 1 số điều luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
+ Các biện pháp
hành chính và hình sự: Các biện pháp hành chính và hình sự được quy định tại Mục 1 Chương XVIII của Luật sở hữu trí tuệ 2005
(sửa đổi bổ sung 2009) quy định về Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện
pháp hành chính và hình sự và Nghị định số 131/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi
phạm hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn
phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ
thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư
chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật
19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối
đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
D.K