Ngoài chế nghỉ phép năm thì người lao động làm việc trên 5 năm sẽ được hưởng thêm những quyền lợi nào ? Cách tính chế độ phép năm theo quy định hiện nay là gì ? Luật sư tư vấn và giải đáp một số vướng mắc pháp lý về chế độ phép năm:
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư
tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Bài viết liên quan:
Năm 2018 chưa nghỉ hết ngày nghỉ hàng năm phải làm thế nào?
Quy định về nghỉ hàng năm của người lao động
Đang nghỉ thai sản có được thưởng Tết?
Doanh nghiệp thiếu việc làm, cho người lao động nghỉ không hưởng lương có hợp pháp?
1. Thời điểm tính 5 năm được thêm 1 ngày phép ?
Câu hỏi tư vấn qua tổng đài 1900.6248: Em đang có một vướng mắc nhờ côngty
luật hỗ trợ giúp em. Em vào làm công ty từ tháng 9/2007, theo quy định luật lao
động thì cứ 5 năm làm việc được thêm 1 ngày phép. Vậy đến 01/10/2017 số ngày
phép em được tính là 13 ngày hay 14 ngày.
Do công ty em có
quy định số ngày phép được sử dụng đến ngày 31/3 của năm sau, nếu đến 31/3 số
ngày phép chưa nghỉ hết của năm trước sẽ hoàn tiền lại cho nhân viên. Nhưng đến
thời điểm 31/3/2018 công ty chốt ngày phép năm 2017 của em là 13 ngày là đúng
hay sai. Nếu 13 ngày là đúng thì thời điểm nào em mới được tính là 14 ngày
phépnhờ quý công ty giải đáp giúp em ?
Em xin chân thành
cảm ơn!
Luật sư tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề
nghị tư vấn đến Tổng đài luật sư tư vấn 1900.6248. Theo như thông tin bạn cung
cấp, chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
Căn
cứ theo quy định tại điều 111 Bộ luật lao động 2012 về ngày nghỉ hàng năm thì số
ngày nghỉ hàng năm của người lao động phụ thuộc vào tính chất công việc của người
lao động. Nếu người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì số ngày nghỉ
trong năm là 12 ngày, nếu người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì
số ngày nghỉ hàng năm là 14 ngày... Cụ thể:
“Điều
111. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động có đủ 12 tháng
làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên
lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều
kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc
nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với
Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống
đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ
trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng
năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người
lao động.
3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động
để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương
tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày
thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng
năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.”
Theo
đó, căn cứ tại điều 112 Bộ luật lao động 2012 thì nếu người lao động làm việc 5
năm trở lên cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm được tăng
thêm tương ứng với 1 ngày.
“Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm
theo thâm niên làm việc
Cứ
05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của
người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng
thêm tương ứng 01 ngày.”
Vì phần thông tin của bạn chưa nêu rõ là tính chất công việc của
bạn là công việc bình thường hay công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, cho
nên chúng tôi chưa thể xác nhận được số ngày phép của bạn là bao nhiêu ngày.
Nếu bạn làm việc trong công việc bình thường thì số ngày phép hàng năm của bạn
là 12 ngày và thời gian làm việc từ trên 5 năm thì được thêm một ngày phép nữa
là 13 ngày.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư
tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
2. Quy định nghỉ lễ, nghỉ bù
Câu hỏi tư vấn qua tổng đài 1900.6248: Thưa Luật sư! Em là giáo viên, dạy 19 tiết/ tuần quy định của Bộ
giáo dục. Trường em thực hiện giảng dạy từ thứ 2 đến hết sáng ngày thứ 7. Năm
nay ngày giỗ tổ Hùng vương trùng ngay ngày thứ 7(16/4/2016), sáng nay ngày
13/4/2016 trường em thông báo tổ chức cuộc họp hội đồng đúng ngay ngày giỗ tổ
(16/4/2016) (mặc dù đã có vài ý kiến thắc mắc trực tiếp với Hiệu trưởng nhưng
không có kết quả) vì lý do có công việc gấp gì đó. Tất cả giáo viên trường em
không được nghỉ ngày giỗ tổ mà chỉ được nghỉ ngày chủ nhật và nghỉ bù ngày thứ
2 (18/4/2016). Xin hỏi nhà trường làm như vậy có vi phạm quy định nghỉ lễ của
luật lao động không? Em xin chân thành cảm ơn!
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư
tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Luật sư tư vấn: Chào
bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Tổng đài luật sư
tư vấn 1900.6248. Theo như thông tin bạn cung cấp, chúng tôi tư vấn cho bạn như
sau:
Pháp luật lao động Việt Nam có quy định về những ngày nghỉ lễ, tết
mà người lao động được nghỉ việc và được hưởng nguyên lương. Cụ thể, khoản 1
điều 115 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
"1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những
ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch) "
“Điều 106. Làm
thêm giờ
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ
làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể
hoặc theo nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm
thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50%
số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc
theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12
giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ
trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm
thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong
tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số
thời gian đã không được nghỉ.”
Bộ luật Lao
động 2012 cũng quy định cụ thể về tiền lương làm thêm trong ngày nghỉ lễ, tết
của người lao động cụ thể như sau:
" Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm
việc vào ban đêm
1. Người lao
động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương
theo công việc đang làm như sau:
c) Vào ngày nghỉ
lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ,
ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày".
Mặc dù pháp luật lao động quy định
đây là những ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ việc và hưởng nguyên
lương, nhưng nếu như người sử dụng lao động có nhu cầu và người lao động đồng ý
thì người lao động hoàn toàn có thể làm việc vào những ngày nghỉ lễ, tết nêu
trên và được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào các quy
định trên, nếu bạn không đồng ý đi làm vào ngày nghỉ lễ thì trường không thể ép
buộc đi làm cũng như kỷ luật bạn được.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân.