Bài viết liên quan
- Cách chia tài sản sau khi ly hôn như thế nào?
- Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Căn cứ pháp luật
Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa,
uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc
người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ (Khoản 9 Điều 3 Luật hôn nhân và
gia đình năm 2014).
Như vậy, trong vụ việc trên, hành vi của bố chị H là hành vi
cưỡng ép kết hôn.
Điểm b Khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy
định nghiêm cấm cưỡng ép kết hôn. Người thực hiện hành vi cưỡng ép kết hôn sẽ bị
xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 55 Nghị định số
167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;
phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình. Theo đó, người có hành
vi cưỡng ép người khác kết hôn bằng cách ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc thủ
đoạn khác thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Xử lý hình sự
Theo Điều 181 Bộ luật hình sự
năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn
hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện. Theo đó,
người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người
khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc
cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu
sách của cải hoặc bằng các thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248