Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại
|
|
(Số lần đọc 1788)
Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người tham gia tố tụng khác được quy định cụ thể tại Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, chi tiết như sau:
Căn cứ pháp lý :
Nội dung:Người được bảo vệ1. Những người được bảo vệ gồm:
a) Người tố giác tội phạm;
b) Người làm chứng;
c) Bị hại;
d) Người thân thích của người tố giác tội phạm,
người làm chứng, bị hại.
2. Người được bảo vệ có quyền:
a) Đề nghị được bảo vệ;
b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa
vụ;
c) Được biết về việc áp dụng biện pháp bảo vệ; đề
nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ;
d) Được bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự,
bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian bảo vệ.
3. Người được bảo vệ có nghĩa vụ:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của cơ
quan bảo vệ liên quan đến việc bảo vệ;
b) Giữ bí mật thông tin bảo vệ;
c) Thông báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm
bảo vệ về những vấn đề nghi vấn trong thời gian được bảo vệ.
Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng
biện pháp bảo vệ
1. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo
vệ gồm:
a) Cơ quan điều tra của Công an nhân dân;
b) Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện
pháp bảo vệ gồm:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của
Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với
người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải
quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân
cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối
với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý,
giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự
cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương.
3. Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp
nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ thì đề nghị
Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp
bảo vệ đối với người được bảo vệ. Đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương nếu xét thấy cần áp dụng biện
pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan
mình thụ lý, giải quyết, điều tra thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có văn bản đề nghị với
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều
tra hình sự, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng ra quyết định áp dụng biện
pháp bảo vệ.
Tư vấn pháp luật miễn phí 19006248 Các biện pháp bảo vệ1. Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe,
tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm
hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì
cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng những biện
pháp sau đây để bảo vệ họ:
a) Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp
nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác,
bảo vệ;
b) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được
bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ;
c) Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật
các thông tin liên quan đến người được bảo vệ;
d) Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học
tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu
được họ đồng ý;
đ) Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm
hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định
của pháp luật;
e) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của
pháp luật.
2. Việc áp dụng, thay đổi các biện pháp bảo vệ
quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của người được bảo vệ.
Đề nghị, yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ
1. Người được bảo vệ có quyền làm văn bản đề nghị,
yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Văn bản đề nghị, yêu cầu
có các nội dung chính:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;
c) Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo
vệ;
d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người đề nghị. Trường
hợp đề nghị của cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan,
tổ chức đó ký tên và đóng dấu.
2. Trường hợp khẩn cấp, người được bảo vệ trực
tiếp đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc thông
qua phương tiện thông tin liên lạc nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản đề
nghị. Cơ quan, người có thẩm quyền nhận được đề nghị, yêu cầu phải lập biên bản
và đưa vào hồ sơ bảo vệ.
3. Khi tiến hành tố tụng đối với vụ án, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
nhận được đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ có trách nhiệm xem xét, đề
nghị Cơ quan điều tra cùng cấp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp cao nhận được đề
nghị, yêu cầu bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra Bộ Công an xem xét, quyết định
áp dụng biện pháp bảo vệ.
4. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cứ, tính
xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng
biện pháp bảo vệ thì phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.
Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm các nội
dung chính:
a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;
b) Chức vụ của người ra quyết định;
c) Căn cứ ra quyết định;
d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của
người được bảo vệ;
đ) Biện pháp bảo vệ và thời gian bắt đầu thực hiện
biện pháp bảo vệ.
2. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ được gửi
cho người yêu cầu bảo vệ, người được bảo vệ, Viện kiểm sát, Tòa án đã đề
nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc
bảo vệ.
3. Sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ,
Cơ quan điều tra có thẩm quyền áp dụng phải tổ chức thực hiện ngay biện pháp bảo
vệ. Trường hợp cần thiết có thể phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong Công an
nhân dân, Quân đội nhân dân để thực hiện việc bảo vệ.
4. Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có
thể thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ trong quá trình bảo vệ nếu xét thấy cần
thiết.
5. Thời gian bảo vệ được tính từ khi áp dụng biện
pháp bảo vệ cho đến khi có quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ.
Chấm dứt việc bảo vệ
1. Khi xét thấy căn cứ xâm hại hoặc đe dọa xâm hại
tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ không
còn, Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải ra
quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ.
2. Quyết định chấm dứt áp dụng các biện pháp bảo
vệ phải được gửi cho người được bảo vệ, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp bảo
vệ và cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc bảo vệ.
Hồ sơ bảo vệ
1. Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng biện
pháp bảo vệ phải lập hồ sơ bảo vệ.
2. Hồ sơ bảo vệ gồm:
a) Văn bản đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo
vệ; biên bản về việc đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ;
b) Kết quả xác minh về hành vi xâm hại hoặc đe dọa
xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ;
c) Tài liệu về hậu quả thiệt hại đã xảy ra (nếu
có) và việc xử lý của cơ quan có thẩm quyền;
d) Văn bản yêu cầu, đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy
bỏ biện pháp bảo vệ;
đ) Quyết định áp dụng, thay đổi, bổ sung, hủy bỏ
biện pháp bảo vệ;
e) Tài liệu phản ánh diễn biến quá trình áp
dụng biện pháp bảo vệ;
g) Văn bản yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân phối hợp bảo vệ;
h) Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ;
i) Quyết định chấm dứt biện pháp bảo vệ;
k) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan đến
việc bảo vệ.Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
D.K Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi: - Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Thủ tục đương nhiên xóa án tích theo pháp luật hiện hành Luật sư cho e hỏi điều kiện và thủ tục đương nhiên xóa án tích theo pháp luật hiện hành?
Thời hạn tạm giam để điều tra theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự Thời hạn tạm giam để điều tra được quy định cụ thể tại Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự số... | Thủ tục mời luật sư bảo chữa Thủ tục mời luật sư/người bào chữa được thực hiện theo quy định tại thông tư 70/2011/TT-BCA ngày... | Quy định về kháng cáo và thời hạn kháng cáo theo bộ luật tố tụng hình sự 2003 Quy định về kháng cáo – Kháng cáo là biểu thị sự bất đồng đối với bản án hoặc quyết định của tòa án... |
|
Mời bạn đánh giá bài viết này!
|
Đặt câu hỏi
|
Báo giá vụ việc
|
Đặt lịch hẹn
|
Có thể bạn quan tâm?
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|
|
|
Tin nhiều người quan tâm
Thư viện video
» Thông tin về các sản phẩm Hilaphar
Dành cho đối tác
|