Thời gian gần đây xôn xao vụ tài xế taxi rời khỏi hiện trường sau khi va chạm hay là những người dân vô cảm chứng kiến người bị tai nạn mà không cứu giúp rồi lạnh lùng bỏ đi vậy người gây tai nạn hoặc người đi đường xử lý như thế nào khi xảy ra tai nạn?
Theo Luật Giao thông đường bộ, người tham gia giao thông phải
có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn
cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham
gia giao thông đường bộ.
Điều 8 của luật này nghiêm cấm người gây tai nạn bỏ trốn sau
khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường
hợp nếu người gây tai nạn ở lại hiện trường thì có thể bị người thân của nạn
nhân hoặc của người tham gia giao thông khác hành hung, tấn công, đe dọa đến
tính mạng, sức khỏe thì họ được phép rời khỏi hiện trường (tạm lánh) nhưng phải
trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất. Ngoài ra, Điều 38 Luật giao
thông đường bộ còn quy định cụ thể trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức
khi xảy ra tai nạn giao thông như sau:
“Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ
chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
1. Người điều khiển phương tiện và những
người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu
người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan
công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải
đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do
bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi
gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có
thẩm quyền.
2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm
sau đây:
a) Bảo vệ hiện trường;
b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân
dân nơi gần nhất;
d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của
cơ quan có thẩm quyền.
3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ
tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên,
xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc
thực hiện quy định tại khoản này.
4. Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách
nhiệm cử người tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ
quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt,
an toàn.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm
kịp thời thông báo cho cơ quan công an, y tế đến để xử lý, giải quyết vụ tai nạn;
tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của
người bị nạn; trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân
nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho
chôn cất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất.
Trường hợp vụ tai nạn vượt quá khả năng giải quyết, Uỷ ban
nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên.
6. Bộ Công an có trách nhiệm thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ
sở dữ liệu thông tin về tai nạn giao thông đường bộ, cung cấp cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.”
Hình minh họa
Ngoài ra, người bị tai nạn đang trong tình trạng nguy kịch,
người tham gia giao thông biết, chứng kiến tình trạng nguy hiệm tính mạng của nạn
nhân nhưng không có hành động cứu giúp thì dấu hiệu vi phạm tội danh “Không cứu
giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” Điều 132 Bộ luật
hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
“Điều 132. Tội không cứu
giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong
tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến
hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02
năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây
ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp
luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên
chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Hưng.
Đương nhiên xóa án tích là như thế nào theo quy định pháp luật? Khi chấp hành xong bản án, hình phạt do tòa án tuyên - Người phạm tội phải đáp ứng được những điều... |
Lão nông nghi gây cháy rừng tại Hà Tĩnh bị tạm giữ Nhà chức trách nghi ông Thành để lửa lan sang cánh rừng trên núi Hồng Lĩnh khiến 5 ha thông, keo,... |
Hoạt động và quy trình giám định tâm thần đối với người phạm tội. Công tác giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần là một trong những hoạt động bổ trợ tư pháp có... |
|