Tác phẩm âm nhạc là tài sản trí tuệ của tác giả ngày đêm nghiên cứu để sáng tác và nó được nhà nước Việt Nam cho phép đăng ký bảo hộ. Nạn xâm phạm quyền tác giả hiện nay xảy ra cũng khá phổ biến, và bài viết này mình cũng chia sẻ một vấn đề khá nhiều người cũng thắc mắc đó là việc viết lại lời bài hát có vi phạm bản quyền tác giả không?
Bài viết liên quan:
1. Một số quy định về
quyền tác giả đối với tác phẩm ẩm nhạc
Quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ
chức đối với tác phẩm do chính mình sáng tạo ra hoặc thuộc sở hữu.
Tác phẩm là một sản phẩm sáng tạo
trong lĩnh vực như văn học, nghệ thuật và khoa học. Nó được thể hiện bằng bất kỳ
phương tiện hay hình thức nào.
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ
ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên
soạn, chú giải, tuyển chọn.
Tác phẩm âm nhạc là tác phẩm được thể
hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc
không có lời. Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005
sửa đổi, bổ sung 2009, thì tác phẩm âm
nhạc là loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Theo Điều 10 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy
định : “Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm
d khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng
nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản
ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay
không trình diễn.”
Quyền tác giả được bảo hộ bao gồm quyền
tài sản và quyền nhân thân theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu
trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009.
Thời hạn bảo hộ đối với quyền tác giả
là một tác phẩm âm nhạc, theo Điểm b Khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa
đổi, bổ sung 2009 sẽ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả
chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm
thứ 50 năm sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Như vậy, nếu thời hạn bảo hộ
tác phẩm này đã hết, tổ chức, cá nhân khác có thể sử dụng tác phẩm này mà không
cần phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao đối với chủ sở hữu quyền tác giả.
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn ảnh: Internet)
2. Quy định về việc viết
lại lời bài hát
Việc viết lại lời bài hát dựa trên
tác phẩm âm nhạc đã công bố là việc sử dụng quyền tài sản của chủ sở hữu quyền
tác giả, cụ thể là khai thác tác phẩm âm nhạc này làm tác phẩm phái sinh.
Khi tổ chức, cá nhân muốn sử dụng một
tác phẩm âm nhạc đang trong thời hạn bảo hộ để viết lại lời mới mà không xin
phép chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền
tác giả, dù trong bài hát đó có ghi nhạc của tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả,
lời của tổ chức, cá nhân viết lại lời bài hát thì đây vẫn là một hành vi xâm phạm
quyền tác giả.
Việc này đã được quy định tại Khoản 7
Điều 28 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009: “Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của
tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm
phái sinh, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho
người khiếm thị”.
Chính vì thế, nếu muốn viết lại lời
bài hát và sử dụng nền nhạc của bài hát đã được bảo hộ đó thì phải xin phép và
trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền
tác giả đối với bài hát này. Vậy nên, cách tốt nhất để các tổ chức, cá nhân muốn
viết lại lời bài hát mà không xâm phạm quyền tác giả là phải có được văn bản
cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả trước khi bạn sử dụng hay khai thác tác
phẩm đó.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Đăng ký bản quyền tác giả mới nhất 2019
|
Tự ý photocopy sách để bán bị xử lý như thế nào? Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Các quyền này do tác giả,... |
Quyền tác giả trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Vừa qua, vụ việc Họa sĩ Lê Linh thắng kiện tại phiên tòa sơ thẩm trong việc xác định ai mới là tác... |