Việc mua bán đất ruộng phải được thực hiện như thế nào để đảm bảo cho giao dịch giữa hai bên
Bài viết liên quan
Để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất,
theo Khoản 1, Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất phải
đáp ứng các điều kiện sau:
-Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên bảo đảm
thi hành án
- Trong thời hạn sử dụng đất;
- Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải
đăng kí tại các cơ quan đăng kí đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng kí
vào sổ hành chính.
Ngoài ra, để đảm bảo việc chuyển nhượng quyền sử
dụng đất nông nghiệp, các bên phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, đối với bên chuyển nhượng : Theo quy định tại Khoản 1 Điều
179 Luật Đất đai 2013 quy định:
“1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng
đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu
tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê,
được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển
nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ chung quy
định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất
nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;
c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
theo quy định của pháp luật;,,,”
Pháp luật miễn phí: 19006248( Nguồn ảnh: Internet)
Thứ hai,
đối với bên nhận chuyển nhượng.
Theo khoản 3 điều 191 Luật đất đai năm
2013:
“Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho
quyền sử dụng đất
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,
cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho
quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng,
tặng cho quyền sử dụng đất.
2. Tổ chức kinh tế không được nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng
của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt.
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực
tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử
dụng đất trồng lúa.
4. Hộ gia đình, cá nhân không được
nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong
khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi
sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng đó.”
Theo đó,
điều kiện để hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa phải
trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Thứ ba,
hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp.
Điều 44
Nghị định 43/2014/NĐ- CP quy định về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
Cụ thể,
hạn mức nhận quyền sử dụng đất trồng cây
hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của mỗi hộ gia đình cá nhân để
sử dụng vào mục đích nông nghiệp được áp dụng đối với các hình thức chuyển
nhượng cụ thể như sau:
-Không quá
30 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long:
- Không
quá 20 héc ta cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương còn lại.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng
quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong mỗi hạn mức đối với
mỗi loại đất bằng hạn mức nhận quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có hạn mức nhận quyền sư dụng đất cao nhất.
Về thủ tục
chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp được thực hiện như sau:
Bước 1:
Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng kí đất đai chi nhánh huyện nơi có đất. Hồ sơ gồm:
- Đơn xin
chuyển mục đích sử dụng đất;
- Hợp đồng
chuyển nhượng quyề sử dụng đất( công chứng)
- Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy tờ
nhân thân của hộ gia đình, cá nhân, chuyển quyền và nhận quyền;
- Các loại
giấy tờ về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính;
- Các loại
giấy tờ khác theo yêu cầu từ phía cơ quan nhà nước.
Bước 2: Nộp thuế, lệ phí trước bạ theo
hướng dẫn.
Bước 3: Nhận GCN đã được thay đổi thông
tin người sử dụng đất theo yêu cầu.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành
Tôi có thắc mắc về trường hợp nào được sử dụng đất ổn định lâu dài? Trường hợp nào sử dụng đất có...
Phân loại tranh chấp đất đai theo Luật đất đai 2013
Tranh chấp đất đai là hiện tượng xã hội xảy ra ở bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào trong lịch...
7 trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép
Chuyển mục đích sử dụng đất thường theo hướng từ đất nông nghiệp sang đất ở. Hiện nay, pháp luật quy...