Nhiều cặp vợ chồng nộp đơn xin ly hôn đến Tòa án đề nghị Tòa giải quyết ly hôn nhưng sau khi Tòa án đã thụ lý đơn một trong hai bên vợ hoặc chồng lại không muốn ly hôn nữa và muốn rút đơn đề nghị. Vậy trong trường hợp này,Tòa án phải giải quyết như thế nào?
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Ly hôn không phải là một khái niệm quá xa lạ trong bối cảnh hiện nay. Nếu như kết hôn xuất phát từ tình cảm và mong muốn gắn bó giữa hai bên nam, nữ thì ly hôn là dấu hiệu cho thấy cuộc sống vợ chồng có những mâu thuẫn, xung đột và bế tắc không thể giải quyết. Pháp luật hiện hành đã có những quy định khá chi tiết về quyền yêu cầu ly hôn cũng như trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn.
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi".
Dựa theo yêu cầu của một trong các bên chủ thể, Tòa án tiến hành thụ lý và giải quyết ly hôn theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự.

Tổng đài tư vấn pháp luật - 1900.6248
Trong trường hợp sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án mà một trong hai bên vợ, chồng không muốn ly hôn nữa thì căn cứ theo khoản 4, Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 vợ hoặc chồng - người nộp đơn xin ly hôn trong vụ án ly hôn (gọi là đương sự) có quyền: giữ nguyên, thay đổi, bổ sung và rút yêu cầu khởi kiện. Do đó, trong trường hợp này, bên yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn có quyền rút đơn xin ly hôn (đơn yêu cầu khởi kiện) sau khi Tòa án đã thụ lý.
Khi đó, căn cứ theo Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi người khởi kiện rút toàn bộ yêu cẩu khởi kiện.
Hậu quảc của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:
Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu; trong trường hợp này, Tòa án phải sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án ly hôn, một trong hai bên vợ chồng vẫn có quyền rút đơn xin ly hôn (đơn yêu cầu khởi kiện).
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248