Ngày 11/09/2019 trận bóng giải V-League 2019 giữa Hà Nội và Nam Định diễn ra tại sân vận động Hàng Đẫy thu hút rất nhiều cổ đông viên – những người yêu thích bộ môn bóng đá tham gia cổ động, cổ vũ. Dưới không khí phấn khích, cuồng nhiệt của trận đấu, có khá nhiều cổ động viên đã sử dụng pháo sáng ném xuống sân.
Những quả pháo sáng được ném từ khán đài này sang khán đài khác khắp
sân vận động Hàng Đẫy. Không may trong số những quả pháo được ném đi đó có một
quả rơi trúng chân một cổ động viên đang ngồi trên khán đài A khiến cổ động
viên này phải nhập viện cấp cứu.
Không chỉ dừng lại ở đó, khi bộ phận an ninh lên ngăn chặn việc
ném pháo sáng, các cổ động viên còn gây cản trở, thậm chí tấn công khiến công
tác ngăn chặn gặp nhiều khó khăn.
Với những hành vi nêu trên, liệu rằng pháp luật có những chế tài
nào để xử lý không?
Đối chiếu theo các quy định pháp luật hiện hành, một số trách nhiệm
mà các cổ động viên sẽ phải chịu bao gồm:
Trách
nhiệm hành chính:
Những hành vi nêu trên của các cổ động viên tại sân vận động Hàng
Đẫy có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 5 Nghị
định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:
“...3. Phạt tiền
từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:....
b) Lôi kéo hoặc
kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;.....
4. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây rối trật
tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;
b) Sản xuất, nhập
khẩu, buôn bán "đèn trời"...”
Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900. 6248
Trách
nhiệm hình sự:
Trong quá trình điều tra, xác minh, những
cổ động viên có hành vi
quá khích trên sân vận động Hàng Đẫy mà đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội sẽ phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công theo quy định tại Điều 318
Bộ luật Hình sự năm 2015:
“Điều
318. Tội gây rối trật tự công cộng
1.
Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an
toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết
án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc
phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
07 năm:
a)
Có tổ chức;
b)
Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c)
Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d)
Xúi giục người khác gây rối;
đ)
Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e)
Tái phạm nguy hiểm.”
Trách
nhiệm dân sự:
Với những cổ đông viên đã có hành vi gây thiệt hại đối với tài sản,
sức khỏe hay tính mạng của người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Chương XX Bộ luật Dân sự năm 2015.
Ví dụ với cổ động viên có hành vi ném pháo trúng chân cổ động viên
đang ngồi trên khán đài A, cổ động viên này sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự năm
2015, cụ thể như sau:
“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1.
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a)
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị
mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b)
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập
thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp
dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c)
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt
hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần
phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho
việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d)
Thiệt hại khác do luật quy định.
2.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị
xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một
khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi
thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận
được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần
mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|