1.Căn cứ theo Điều 20 Bộ Luật lao động 2012 thì những hành vi
người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
là:
- Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của
người lao động.
- Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng
tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, việc các nhà tuyển dụng yêu cầu người lao động cung
cấp giấy tờ tùy thân hay bằng cấp bản chính là vi phạm pháp luật về hợp đồng
lao động. Trong trường hợp này, người lao động cần tỉnh táo khi được người sử dụng
yêu cầu thực hiện các việc nêu trên, nếu đã lỡ để người sử dụng lao động giữ bản
chính giấy tờ, bằng cấp, chứng chỉ hay yêu cầu nộp tài sản bảo đảm để được ký hợp
đồng…thì cách tốt nhất là bạn nên báo với Chủ tịch UBND cấp huyện, hoặc Chánh
Thanh tra Sở Lao động Thương binh Xã hội – nơi doanh nghiệp bạn làm – để họ xử
phạt người sử dụng lao động.
2, về xử lý vi phạm hợp đồng lao động khi Người sử dụng lao động giữ giấy tờ bản
chính của giấy tờ tùy thân, bằng cấp của người lao động:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định
99/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về giao
kết hợp đồng lao động là:
a, Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với
người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của
người lao động;
- Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền
hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
- Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi
đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo
pháp luật của người lao động.
b, Biện pháp khắc phục
hậu quả khi nhà tuyển dụng vi phạm quy định về hợp đồng lao động là:
- Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng
chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản
2 Điều 5 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
88/2015/NĐ-CP.
- Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động
cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi
suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công
bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều
5 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Làm không đủ năm, ngày nghỉ hằng năm được tính như thế nào? Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động thường quan tâm đến quyền lợi của mình như: lương,... |
Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp Luật Việc làm năm 2013 mặc dù đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người... |
Chính sách tiền lương có hiệu lực từ 01/9/2019 Có 05 chính sách mới liên quan đến tiền lương sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 9/2019, bên cạnh... |
|