Một đồ vật có thể có rất nhiều công dụng. Ví dụ như dao: dao có thể là hung khí gây án nhưng cũng có thể là đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Như vậy, chính xác mục đích, công dụng của dao được xác định như thế nào?
Mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HDTP quy định về vũ khí, phương tiện nguy hiểm như sau:
“...2.
Về khái niệm "vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác" quy định
tại điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật Hình sự
2.1.
"Vũ khí" là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều
1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị
định số 47/CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ).
2.2.
"Phương tiện nguy hiểm" là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục
vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà
người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn
trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật
đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người
bị tấn công.
a. Về
công cụ, dụng cụ
Ví dụ:
búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...
b. Về
vật mà người phạm tội chế tạo ra
Ví dụ:
thanh sắt mài nhọn, côn gỗ...
c. Về
vật có sẵn trong tự nhiên
Ví dụ:
gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt...”
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn ảnh: Internet)
Theo đó, với
quy định nêu trên có thể thấy cùng một vật dụng nhưng tùy vào mục đích sử dụng mà nhà làm luật xếp chúng vào loại
là vũ khí, phương tiện nguy hiểm,
hay là đồ dùng sinh hoạt.
Trong trường hợp dao được sử dụng vào các mục đích dưới đây thì được
xem là phương tiện nguy hiểm:
- Sử dụng vào mục đích tự vệ hoặc xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng,
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
- Mua bán, trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho
thuê, cầm cố, thế chấp trong trường hợp bị cấm.
- Vận chuyển, tàng trữ trái phép.
Trong trường hợp nào dao được sử dụng vào mục đích chính là phục vụ
cho nhu cầu thiết yếu của bản thân, hoặc nhu cầu thiết yếu của người khác thì
được coi là đồ dùng sinh hoạt.
Cách lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm Chuyển tiền là một giao dịch tiện ích của người dùng hiện nay. Dịch vụ này cho phép người dùng... |
Vay nợ mà không trả nợ Đã rất nhiều người đau đầu khi mà cho người khác vay tiền mà họ luôn chốn tránh nghĩa vụ trả tiền... |
Ký quỹ là gì? Khi bắt đầu kinh doanh một cách độc lập, chắc hẳn bạn đã nghe qua cụm từ ‘‘ký quỹ”, hình thức giao... |
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|