Khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định
về xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử như sau:
“…2. Khi đăng ký khai tử theo quy định của Luật Hộ tịch,
nội dung khai tử phải bao gồm các thông tin: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người
chết; số định danh cá nhân của người chết, nếu có; nơi chết; nguyên nhân chết;
giờ, ngày, tháng, năm chết theo Dương lịch; quốc tịch nếu người chết là người
nước ngoài.
Nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Giấy báo tử
hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử do cơ quan có thẩm quyền sau đây cấp:
a) Đối với người chết tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở
y tế cấp Giấy báo tử;
b) Đối với người chết do thi hành án tử hình thì Chủ tịch
Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy
báo tử;
c) Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì Bản
án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;
d) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết
do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn thì văn bản xác nhận của
cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy
báo tử;
đ) Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp
quy định tại các Điểm a, b, c và d của Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
người đó chết có trách nhiệm cấp Giấy báo tử.”
Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên thì
khi thực hiện thủ tục khai tử, người đăng ký khai tử phải nộp kèm theo một số
giấy tờ sau: Giấy báo tử; Giấy xác nhận việc thi hành án tử hình; Bản án, quyết
định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử; Văn bản xác nhận của cơ quan công
an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y;…
Vì vậy, việc người vợ không cung cấp được những
giấy tờ nêu trên mà cán bộ hộ tịch thực hiện thủ tục đăng ký khai tử là không
đúng quy định pháp luật. Nói một cách khác việc khai tử nêu trên là không có
giá trị.

Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6248
Bên cạnh đó, cần phải xác định việc đăng ký
khai tử cho người chồng của người vợ nhằm mục đích gì? Trong trường hợp người
thực hiện khai tử nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người bị khai tử thì người
này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật
Hình sự năm 2015, cụ thể:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của
người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới
2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt
tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy
định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại
và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt
tinh thần đối với người bị hại….”
Cách lấy lại tiền khi chuyển khoản nhầm Chuyển tiền là một giao dịch tiện ích của người dùng hiện nay. Dịch vụ này cho phép người dùng... |
Vay nợ mà không trả nợ Đã rất nhiều người đau đầu khi mà cho người khác vay tiền mà họ luôn chốn tránh nghĩa vụ trả tiền... |
Ký quỹ là gì? Khi bắt đầu kinh doanh một cách độc lập, chắc hẳn bạn đã nghe qua cụm từ ‘‘ký quỹ”, hình thức giao... |
Trả nợ cho người đã chết Đã có rất nhiều vụ việc vì nợ nần chồng chất mà nhiều người quyết định đi đến cái chết hoặc đến lúc... |