1.
Xin giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam
Việc
xin giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam có thể coi là bước đầu
tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình thành lập văn phòng đại diện
của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
a.
Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Hồ
sơ xin cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam gồm có:
-
Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện;
-
Bản dịch hộ chiếu đã được công chứng người đứng đầu Văn phòng đại diện tại Việt
Nam;
-
Biên bản họp, quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện của doanh
nghiệp tại Việt Nam (đã được công chứng bản dịch và hợp pháp hóa lãnh sự bản gốc);
-
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong vòng 2 năm trở lại ( đã được công chứng
bản dịch và hợp pháp hóa lãnh sự bản gốc);
-
Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài (đã được công chứng bản dịch
và hợp pháp hóa lãnh sự bản gốc)
-
Hợp đồng thuê mua nhà làm văn phòng đại diện, bản sao sổ đỏ nơi làm văn phòng đại
diện, bản công chứng chứng minh thư/ căn cước công dân của người cho thuê nhà;
-
Giấy ủy quyền được công chứng hoặc giấy giới thiệu của công ty.
Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
Tham khảo : Thành lập doanh nghiệp
b.
Nộp hồ sơ
Sau
khi đã soạn đủ bộ hồ sơ, doanh nghiệp thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam
sẽ nộp bộ hồ sơ lên bộ phận một cửa của Sở Công thương thành phố Hà Nội.
Tại
đây, chuyên viên bộ phận một cửa sẽ xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ doanh nghiệp
sẽ nhận giấy biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.
Sau
khi tiếp nhận hồ sơ, nếu có gì sai sót hoặc đến hẹn trả kết quả, Sở Công thương
sẽ báo về số điện thoại hoặc Email mà doanh nghiệp cung cấp.
c.
Thời hạn trả kết quả, lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện
-
Sau 10 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được kết
quả là Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt
Nam từ Sở Công thương
-
Lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện
+
Lần đầu: 3.000.000 đồng.
+
Cấp lại: 1.500.000 đồng.
2.
Đăng ký mã số thuế cho văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt
Nam.
Sau
khi đã được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam,
doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký mã số thuế cho văn phòng đại diện.
Sau
10 ngày kể từ ngày ghi trên giấy phép thành lập văn phòng đại diện, nếu doanh
nghiệp không đăng ký mã số thuế thì sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.
Để
đăng ký mã số thuế của văn phòng đại diện, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ
như sau:
-
Tờ khai đăng ký thuế (Mẫu số 01-DK-TCT trong thông tư 95/2016/TT-BTC)
-
Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
hoặc bản sao Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài
tại Việt Nam.
-
Giấy ủy quyền đã được công chứng của người đứng đầu văn phòng đại diện về việc
đăng ký mã số thuế cho văn phòng đại diện.
Sau
khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp mang hồ sơ đến bộ phận 1 cửa của Cục
thuế thành phố Hà Nội để nộp hồ sơ.
Sau
3 ngày làm việc, doanh nghiệp có thể lấy kết quả tại bộ phận một cửa tại Cục
thuế thành phố Hà Nội.
Thông báo mã số thuế của Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
3.
Đăng ký khắc con dấu:
Việc
đăng ký khắc con dấu được coi là bước cuối cùng để văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước
ngoài có thể đi vào hoạt động
Hồ
sơ cần chuẩn bị để đăng ký khắc con dấu gồm có:
-
Giấy ủy quyền đã được công chứng của người đứng đầu văn phòng đại diện về việc
đăng ký mẫu con dấu của văn phòng đại diện;
-
Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
hoặc bản sao Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài
tại Việt Nam.
Sau
khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký khắc con dấu. Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại
Phòng quản lý Xuất nhập cảnh Công an thành phố Hà Nội.
Sau
3 ngày làm việc, nếu bộ hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ nhận được con dấu và
Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.
Lệ
phí phải nộp để làm con dấu là: 400.000 đồng.
Giấy chứng nhận đăng ký con dấu sau khi nhận được con dấu
4.
Một số lưu ý:
-
Với hai việc đăng ký khắc dấu và đăng ký mã số thuế, doanh nghiệp có thể làm
song song 2 việc một lúc. Khi đó, doanh nghiệp sẽ nộp bản công chứng giấy phép
thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam tại Bộ phận
một cửa của Cục thuế thành phố Hà Nội và Phòng quản lý con dấu Công an
thành phố Hà Nội.
-
Đối với việc đăng ký khắc con dấu, Phòng quản lý con dấu Công an thành
phố Hà Nội chỉ nhận hồ sơ đăng ký khắc con dấu vào buổi sáng và chỉ trả kết quả
vào buổi chiều các ngày làm việc.
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
Hy
vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất
để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến
sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc
tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962.893.900 hoặc 0912.762.891 Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com.
Trụ
sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh
Xuân).
D.K