Chỉ dẫn địa lý là tên gọi mang tính chất chỉ dẫn cho sản phẩm, đồng thời thể hiện vùng miền nơi sản xuất sản phẩm đó. Chỉ dẫn địa lý giúp cho sản phẩm cho nét đặc trưng, dễ dàng phân biệt với các sản phẩm khác, từ đó giúp cho sản phẩm được biết đến rộng rãi mà không bị nhầm lẫn. Ở nước ta có nhiều loại sản phẩm hàng hóa được đăng ký chỉ dẫn địa lý, ví dụ như Chả mực Hạ Long, bánh nhãn Nam Định, nem chua Thanh Hóa hay nước mắm Phú Quốc. Vậy, luật pháp quy định như thế nào về chỉ dẫn địa lý và để có thể đăng ký chỉ dẫn địa lý cần thủ tục và hồ sơ như thế nào?
1/ Căn cứ
pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về
sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày
31/12/2010
- Thông tư số 263/2017 TT-BTC quy định mức thu, chế
độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp
2/ Nội dung
tư vấn
* Khái niệm
chỉ dẫn địa lý
Theo khoản 22, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa
đổi, bổ sung 2009: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn
gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”.
Như vậy, chỉ dẫn địa lý vừa là tên gọi, vừa là dấu
hiệu thể hiện nguồn gốc xuất xứ của một sản phẩm.
* Thủ tục
đăng ký chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý được nhà nước bảo vệ và cho phép các
tổ chức, cá nhân, tổ chức đăng kí bảo hộ được ghi nhận và sản phẩm chỉ dẫn địa
lý gắn liền với địa phương, vùng, khu vực nơi sản xuất ra những sản phẩm đó.
Danh tiếng, chất lượng đặc tính của chỉ dẫn địa lý đem lại lợi ích lớn không chỉ
cho sản phẩm bảo hộ mà còn truyền bá sản phẩm Việt nam ra thế giới. Danh
tiếng của sản phẩm mang tính chỉ dẫn địa lý được thể hiện thông qua khả năng
tiêu thụ trên thị trường, sự rộng rãi và sự tồn tại lâu dài của sản phẩm đã được
kiểm chứng bởi một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý,
hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương
tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.
Thủ tục đăng kí chỉ dẫn địa lý không quá khó khăn và
phức tạp để đem sản phẩm đi đăng kí. Hiện nay các cơ quan bảo hộ chỉ dẫn địa lý
đã có trụ sở ở cả ba miền và tổ chức , cá nhân, đăng kí chỉ cần lập hồ sơ và chờ
xét duyệt trong thời gian không quá một năm sản phẩm đăng kí sẽ được đăng kí chỉ
dẫn địa lý
Lập một bộ hồ sơ gửi trực tiếp tại trụ sở cục Sở hữu
trí tuệ tại Hà nội hoặc hai Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và
Đà Nẵng hoặc gửi qua bưu điện. Sau đó hồ sơ được thẩm định về mặt hình thức và
nội dung của đơn để xem xét đơn có hợp lệ hay không, từ đó đưa ra các kết luận
như sau:
– Trường hợp đơn hợp lệ, trong thời gian không quá một
tháng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn; đơn được coi là hợp lệ
sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời gian không quá 2
tháng kể từ ngày chấp nhận đơn.
– Trường hợp không chấp nhận đơn do hồ sơ gửi không
đầy đủ hoặc đơn không hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo không chấp
nhận đơn hoặc thông báo bổ sung hồ sơ cho tổ chức, cá nhân, tổ chức nộp đơn
Thẩm định nội dung đơn: Trong vòng 6 tháng kể từ
ngày công bố đơn, Cục sở hữu trí tuệ đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng
nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, sau đó ra quyết định cấp văn bằng bảo
hộ nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp
đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo
hộ, ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên
Công báo Sở hữu trí tuệ hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu đối tượng nêu
trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra
quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Văn bản bảo hộ được cấp là Giấy chứng
nhận đăng kí chỉ dẫn địa lý có giá trị vô thời hạn kể từ ngày cấp. Tuy nhiên để
duy trì văn bằng bảo hộ tổ chức, cá nhân phải nộp phí duy trì hoặc gia hạn
Uỷ ban nhân dân tỉnh có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý
thuộc phạm vi trong một tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh này có quyền ủy quyền cho Uỷ
ban nhân dân tỉnh khác quản lý chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý
đó nằm trong nhiều khu vực. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền sản xuất, sử dụng, quảng
bá sản phẩm bảo hộ chỉ dẫn địa lý thuộc khu vực địa lý đó với điều kiện phải đảm
bảo chất lượng, đặc tính vốn được bảo hộ của sản phẩm đó. Cho phép quảng bá sản
phẩm bảo hộ địa lý dán trên sản phẩm, bao bì, giấy tờ giao dịch nhằm mua bán và
quảng bá cho hàng hóa này.

Luật sư tư vấn, đại diện ngoài tố tụng - 0982033335 (Nguồn ảnh: Internet)
* Hồ sơ đăng
ký chỉ dẫn địa lý
– Tờ khai đăng kí chỉ dẫn địa lý ( theo mẫu số:
05-CDĐL). Yêu cầu đối với đơn đăng kí chỉ dẫn địa lý thì tài liệu, mẫu vật,
thông tin chỉ dẫn địa lý phải là tên gọi, dấu hiệu chỉ dẫn địa lý, mang yếu tố
của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản
phẩm đó ( bản mô tả tính chất đặc thù; bản đồ tương ứng với chỉ dẫn địa lý).
– Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của
sản phẩm (02 bản). Bản mô tả tính chất đặc thù phải có nội dung mô tả loại
sản phẩm tương ứng, bao gồm cả nguyên liệu thô và các đặc tính lý học, hóa học,
vi sinh và cảm quan của sản phẩm; Cách xác định khu vực địa lý tương ứng với
chỉ dẫn địa lý; Mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tính địa phương
và có tính ổn định; Thông tin về cơ chế tự kiểm tra các tính chất, chất lượng
đặc thù của sản phẩm.
– Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn
địa lý (02 bản). Thể hiện địa hình địa lý khu vực chỉ dẫn, có xác định ranh giới
liên quan đến địa giới hành chính.
– Chứng từ nộp phí, lệ phí theo Thông tư số
263/2017 TT-BTC. Theo đó lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng; lệ phí công bố đơn:
120.000 đồng; lệ phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng; lệ phí cấp giấy chứng nhận
đăng ký: 120.000 đồng; lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Minh Hằng
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Đăng ký bản quyền tác giả mới nhất 2019
|
Tự ý photocopy sách để bán bị xử lý như thế nào? Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Các quyền này do tác giả,... |
Quyền tác giả trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Vừa qua, vụ việc Họa sĩ Lê Linh thắng kiện tại phiên tòa sơ thẩm trong việc xác định ai mới là tác... |