“Đình công” là một hiện tượng xảy ra trong lao động, chỉ hành vi người lao động đồng loạt không làm việc, thường xảy ra khi có xung đột gay gắt, không thỏa thuận được giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trên thực tế lịch sử, đã có rất nhiều cuộc đình công lớn xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng không phải tất cả các cuộc đình công đều hợp pháp. Vậy, như thế nào là đình công hợp pháp, theo các quy định của pháp luật Việt Nam.
1/ Căn cứ pháp lý
Bộ
luật lao động 2012
2/ Nội dung tư vấn
Một
cuộc đình công hợp pháp, theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải đáp ứng
được các yếu tố sau:
Về nguyên tắc:
Theo Quy định tại Khoản 2, Điều 209 Bộ luật lao động, đình công “chỉ được tiến hành đối với các
tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều
206 của Bộ luật này.”
Đồng thời, tại Điều 215, Bộ luật lao dộng 2012 quy định về những
trường hợp đình công bất hợp pháp:
“1. Không phát sinh
từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
2. Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử
dụng lao động đình công.
3. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ
quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
4. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do
Chính phủ quy định.
5. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.”
Như vậy, về nguyên tắc, một cuộc đình công hợp pháp phải đáp được
được các yêu cầu sau:
Một là, phải là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Hai là, những người lao động phải cùng làm việc cho một người sử
dụng lao động
Ba là, vụ việc tranh chấp lao động tập thể đã được cơ quan, tổ
chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
Bốn là, không thuộc doanh nghiệp không được đình công thuộc danh
mục do chính phủ quy định.
Luật sư tư vấn, tranh tụng - Hotline: 0982.033.335
Về thẩm quyền:
Điều 210 Bộ luật lao động 2012, quy định về tổ chức đình công như
sau:
“1. Ở nơi có tổ chức công
đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh
đạo.
2. Ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công do tổ chức công
đoàn cấp trên tổ chức và lãnh đạo theo đề nghị của người lao động.”
Vậy, một cuộc đình công hợp pháp phải do Ban chấp hành công đoàn
cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời (gọi chung là Ban chấp hành công
đoàn cơ sở) tổ chức và lãnh đạo. Đối với doanh nghiệp chưa có Ban chấp hành
công đoàn cơ sở thì việc tổ chức và lãnh đạo đình công phải do đại diện được
tập thể lao động cử và việc cử này đã được thông báo với công đoàn huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc tương đương (gọi chung là đại diện tập thể
lao động).
Về thời điểm phát sinh
quyền đình công:
Theo Khoản 3, Điều 206 Bộ luật lao dộng 2012 quy định:
“3. Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội
đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không
thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các
thủ tục để đình công.
Trong trường hợp Hội đồng
trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày,
tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.”
Như vậy, trường hợp Hội đồng trọng tài lao động hòa giải không
thành hoặc hết thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải
quyết mà Hội đồng trọng tài lao động không tiến hành hòa giải thì tập thể lao
động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
Về trình tự đình công:
Theo Điều 211, Bộ luật lao động 2012, trình tự
tiến hành đình công phân thành ba bước: Lấy ý kiến tập thể lao động, ra quyết
định đình công, tiến hành đình công.
Bước 1: Lấy ý kiến tập thể lao động
Theo Điều 212 Bộ luật lao động 2012, ban chấp
hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động lấy ý kiến để đình công,
quyết định thời gian và hình thức tổ chức lấy ý kiến để đình công và thông
báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 1 ngày. Ban chấp hành công
đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động ra quyết định đình công bằng văn bản
và lập bản yêu cầu (yêu cầu đáp ứng hay giải quyết như thế nào) khi
có ý kiến đồng ý của trên 50% tổng số người lao động (đối với doanh nghiệp hoặc
bộ phận doanh nghiệp có dưới 300 người lao động) và trên 75% số người được lấy
ý kiến (đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có từ 300 người lao động
trở lên).
Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu hoặc lấy chữ
ký. Nội dung lấy ý kiến để đình công bao gồm: những vấn đề tranh chấp lao động
tập thể đã được cơ quan, tổ chức giải quyết nhưng tập thể lao động không đồng
ý; thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công; việc đồng ý hay không đồng
ý đình công.
Đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có dưới 300 người lao động thì
lấy ý kiến trực tiếp của người lao động. Đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận
doanh nghiệp có từ 300 người lao động trở lên thì lấy ý kiến của thành viên Ban
chấp hành công đoàn cơ sở, Tổ trưởng tổ công đoàn và Tổ trưởng tổ sản xuất;
trường hợp không có công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của Tổ trưởng, Tổ phó tổ sản
xuất
Bước 2: Ra quyết định đình công
Quyết định đình công phải nêu rõ thời điểm bắt đầu đình công, địa
điểm đình công, có chữ ký của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại
diện tập thể lao động; trường hợp là đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở
thì phải đóng dấu của tổ chức công đoàn.
Bước 3: Tiến hành đình công
Đến thời điểm bắt đầu đình công đã được báo trước trong bản yêu
cầu, nếu người sử dụng lao động không chấp nhận giải quyết yêu cầu thì Ban chấp
hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động tổ chức và lãnh đạo đình
công.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Minh Hằng
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: