Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện người lao động chấm dứt làm việc cho người sử dụng lao động do hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt, do người lao động bị sa thải, hoặc do một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do kinh tế hoặc do thay đổi cơ cấu công nghệ là việc thường xuyên diễn ra trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Vì vậy, người lao động được hưởng quyền lợi gì và trách nhiệm của người sử dụng lao động - người quyết định việc chấm dứt hợp đồng trong trường hợp này như thế nào ngày càng được quan tâm.
* Căn cứ pháp lý
*Nội dung
Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc thay đổi vì lý do kinh tế được quy định tại Điều 44
Bộ luật lao động năm 2012 và căn cứ theo Điều 44 và các Điều 46, 49 của
Bộ luật thì người sử dụng lao động có trách nhiệm:
- Xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động được quy định tại Điều 46
BLLĐ.
- Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49
BLLĐ. - Theo quy định tại Điều 44
Bộ luật lao động năm 2012 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế thì:
"1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh".
Như vậy theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động:
• Người sử dụng lao động sẽ trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và thâm niên, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lên danh sách những người được tiếp tục làm việc hoặc đào tạo lại.
• Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, đây là trường hợp người sử dụng lao động sắp xếp được chỗ làm mới cho người lao động.
• Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu.
• Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian.
• Công bố phương án sử dụng lao động đã được xây dựng ở trên cho toàn thể doanh nghiệp và gửi thông báo đến sở lao động thương binh và xã hội thành phố.
• Người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động thì sẽ được áp dụng theo Điều 49 của
BLLĐ về trợ cấp mất việc làm.Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Theo quy định của Điều 47
BLLĐ - Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định:
“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”