Pháp luật Việt Nam những năm gần đây đã và đang dành những sự quan tâm lớn tới người khuyết tật. Bằng chứng là Luật Người khuyết tật 2010 đã được ban hành đảm bảo quyền lợi của người khuyết tật. Đặc biệt, Bộ Luật Hình sự 2015 đã đánh dấu một bước ngoặt mới trong nhận thức về việc bổ sung tình tiết tăng nặng liên quan đến nạn nhân là người khuyết tật.
Tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết được quy định trong Bộ luật
hình sự với tính chất là tình tiết tăng nặng chung và là một trong những căn cứ
để Tòa án quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo hướng nghiêm khắc
hơn trong phạm vi một khung hình phạt nếu trong vụ án hình sự có tình tiết này.
Năm
1985, Bộ luật hình sự (BLHS) đầu tiên của Việt Nam được ban hành vẫn chưa có
những quy định dành riêng nhằm bảo vệ đối tượng người khuyết tật. Đến
năm 1999, BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) vẫn chưa đề cập đến tình tiết
tăng nặng TNHS khi phạm tội đối với đối tượng yếu thế là người khuyết tật. Chỉ
duy nhất quy định tình tiết “Phạm
tội đối với người tàn tật” là dấu hiệu định khung của duy nhất
một tội là tội hành hạ người khác theo quy định tại điểm a, Khoản 2,
Điều 110.

Luật sư tranh tụng Hình sự - 0982.033.335 (Nguồn ảnh: Internet)
Trong
khi đó người khuyết tật (nhất là người khuyết tật nặng và đặc biệt
nặng) là đối tượng rất dễ trở thành nạn nhân của hành vi tội phạm vì chính
lý do sức khoẻ thể chất và tinh thần của họ. Người khuyết tật có quyền
được pháp luật bảo vệ một cách tối đa, giống như các đối tượng yếu thế khác
(trẻ em, phụ nữ có thai người cao tuổi…).
Như
vậy, các chế tài hình sự áp dụng đối với những tội phạm mà nạn
nhân của các tội phạm đó là những đối tượng yếu thế (trong đó có
người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng) cũng cần thiết được quy định
nghiêm khắc hơn trong BLHS để đảm bảo tính răn đe của pháp luật. Chính
vì lý do đó, Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mở rộng phạm
vi bảo vệ quyền của người khuyết tật dưới góc độ pháp luật hình
sự bằng việc thêm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự để áp
dụng cho mọi tội phạm.
Điều
này đánh dấu một bước ngoặt mới trong nhận thức về việc lồng ghép vấn đề khuyết
tật trong BLHS, đưa BLHS 2015 trở thành một bộ luật tiến bộ nhất đảm bảo quyền
của người khuyết tật.
Các
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được liệt kê tại khoản 1 Điều 52 BLHS
năm 2015 là cơ sở pháp lý để tăng nặng hình phạt cho người phạm tội trong phạm
vi của khung hình phạt tương ứng. Đặc biệt trong đó phạm tội với người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng
là một trong các tình tiết tăng nặng TNHS (điểm k). Theo đó, người phạm tội nếu
phạm tội đối với người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị
hạn chế khả năng nhận thức sẽ bị coi là tình tiết tăng nặng TNHS.
Nhận thấy, việc quy định
các tình tiết tăng nặng TNHS khi phạm tội đối với người khuyết tật đã góp phần
hạn chế, phòng ngừa đối với các hành vi phạm tội với người khuyết tật, phần nào
sẽ hạn chế các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe và tinh thần của người khuyết
tật. Đồng thời đã đảm bảo sự phù hợp giữa mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi phạm tội so với mức hình phạt khung tương ứng được quy định khi đối tượng phạm
tội là người yếu thế.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Ai có quyền gia lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp?
|
Xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN?
|
Những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015?
|
Chấp hành xong hình phạt tù thời điểm nào được xóa án tích?
|
Mua phải xe máy trộm cắp có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, Tôi có mua một chiếc xe Mô tô trị giá 5.000.000 đồng có giấy tờ viết tay của anh A và giấy đăng ký mang tên của người khác. Khoảng 2 tháng sau Công an huyện gửi giấy triệu tập mời tôi đến làm việc có...
|
Phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản
Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin luật sư giúp tôi phân biệt tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Trường hợp nào được hoãn chấp hành hình phạt tù?
Xin chào Luật sư Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
|
Xúc phạm người khác trên Facebook bị phạt thế nào?
|
Phạm nhân vi phạm, xử lý như thế nào?
|
Quy định về tội hành nghề mê tín dị đoan
|