I. Căn cứ pháp lý.
- Bộ luật lao động
2012.
- Luật bảo hiểm
xã hội 2014.
II. Nội dung tư vấn.

19006248
Căn cứ tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 47 của Bộ luật lao động
2012 quy định:
“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi
chấm dứt hợp đồng lao động
...
2. Trong thời hạn
07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm
thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp
đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng
lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã
hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao
động”.
Như vậy, theo quy định nêu trên công ty phải có trách nhiệm hoàn
thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn, nếu công ty vẫn
tiếp tục không xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm cho bạn xâm
phạm đến quyền và lợi ịch hợp pháp của bạn thì bạn có thể gửi đơn khiếu nại về Bảo hiểm xã hội căn cứ theo Khoản 1 Điều
118 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được quy định như sau:
“Điều 118. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội
1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng
tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có
quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định,
hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành
vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của mình”.
Hoặc khởi kiện trực tiếp ra Tòa án căn cứ theo Điều
201 của Bộ luật lao động 2012 quy định:
“Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao
động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao
động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước
khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt
buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật
lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường
thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp
việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã
hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy
định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
đ) Về bồi thường
thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động
phải kết thúc việc hòa giải.
3. Tại phiên họp
hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho
người khác tham gia phiên họp hoà giải.
Hoà giải viên lao
động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa
thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên
không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai
bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao
động lập biên bản hoà giải thành.
Trường hợp hai bên
không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập
hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải
viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.
Biên bản có chữ ký
của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.
Bản sao biên bản
hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp
trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
4. Trong trường hợp
hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận
trong biên bản hòa giải
thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà
giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu
cầu Toà án giải quyết”.
Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì
bạn nên yêu cầu công ty thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nhưng tư
vấn từ Công ty Luật TNHH Quốc
tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp chúng tôi.
.jpg)
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Nguyễn Thị Hồng Đào
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Có thể bạn cũng quan tâm:
Quyền lợi được hưởng khi bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Có rất nhiều trường hợp người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng họ lại không... |
Cho nhân viên nghỉ nhiều ngày phép trong năm có được không? Cho nhân viên nghỉ nhiều ngày phép trong năm có được không? |
Trong thời gian thử việc bị trừ lương để đóng bảo hiểm? Trong thời gian thử việc bị trừ lương để đóng bảo hiểm? |
Nội dung tiền lương trong hợp đồng lao động ghi như thế nào? Nội dung tiền lương trong hợp đồng lao động ghi như thế nào? |
Chồng có được nhận chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi không? Chồng có được nhận chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi không? |
Có được nhận trợ cấp thất nghiệp khi không lấy tờ rời ở công ty mới không? Có được nhận trợ cấp thất nghiệp khi không lấy tờ rời ở công ty mới không? |