Cũng giống như trong các Bộ luật lao động các năm trước đây Pháp luật đều đã quy định về quyền lợi của phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên, từ 01/01/2021 thì liệu vấn đề này có gì mới và thay đổi hay không?. Công ty Luật TNHH quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin gửi đến bạn những tư vấn chi tiết về vấn đề này.
Với BLLĐ năm 2019, người lao động khi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con nếu mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì sẽ được chuyển làm công việc khác an toàn hơn hoặc giảm giờ làm.
Có nghĩa là từ ngày 01/01/2021, lao động nữ chỉ cần mang thai khi làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,… thì được giảm 01 giờ làm việc hàng ngày nếu thông báo cho người sử dụng lao động biết.
3. Lao động nữ mang thai có phải làm ca đêm hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 137 BLLĐ năm 2019 nêu rõ:
"1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý."
Theo quy định này, người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) làm việc ban đêm, làm thêm giờ.
Do đó, lao động nữ mang thai dưới 07 tháng hoặc dưới 06 tháng (nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo) vẫn có thể phải làm ca đêm, làm thêm giờ nếu người sử dụng lao động yêu cầu.
Tuy nhiên, căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 107 BLLĐ 2019, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ nếu được người này đồng ý. Như vậy, lao động nữ mang thai có quyền từ chối làm thêm giờ.
Những quy định trên đều xuất phát từ việc bảo đảm quyền lợi cho phụ nữ vừa giữ sức trong thời kỳ mang thai, vừa vẫn duy trì được công việc theo quy định của pháp luật. Trên đây là những lời tư vấn của chúng tôi, hi vọng sẽ giúp bạn giải đáp được các thắc mắc một cách hợp lý nhất.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
-Thương Trình-
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Có thể bạn cũng quan tâm:
Quyền lợi được hưởng khi bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Có rất nhiều trường hợp người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng họ lại không... |
Cho nhân viên nghỉ nhiều ngày phép trong năm có được không? Cho nhân viên nghỉ nhiều ngày phép trong năm có được không? |
Trong thời gian thử việc bị trừ lương để đóng bảo hiểm? Trong thời gian thử việc bị trừ lương để đóng bảo hiểm? |
Nội dung tiền lương trong hợp đồng lao động ghi như thế nào? Nội dung tiền lương trong hợp đồng lao động ghi như thế nào? |
Chồng có được nhận chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi không? Chồng có được nhận chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi không? |
Có được nhận trợ cấp thất nghiệp khi không lấy tờ rời ở công ty mới không? Có được nhận trợ cấp thất nghiệp khi không lấy tờ rời ở công ty mới không? |