Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đồng thời cũng là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư và là nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Bởi vậy mới có câu: “Tấc đất tấc vàng”. Cũng chính vì lẽ đó mà trong quá trình quản lý và sử dụng đất thường dễ phát sinh tranh chấp. Kết quả kiểm tra việc thi hành Luật Đất đai năm 2003 theo Quyết định 1741/QĐ – BTNMT ngày 14/7/2005 của Bộ trưởng Bộ TNMT cho thấy 70% khiếu kiện của người dân là về đất đai. Cho đến thời điểm hiện tại, tranh chất đất đai luôn là vấn đề thời sự, có những diễn biến phức tạp.
Vậy tranh chấp đất đai là gì? Và giải quyết như thế nào?
Khái niệm tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về
quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất
đai.
Dựa vào tính chất pháp lý của các
tranh chấp, có chia ra làm 3 dạng dưới đây:
Thứ nhất: Tranh chấp về quyền sử dụng đất
Đây là loại tranh chấp do một bên tự ý thay đổi hoặc
do hai bên không thống nhất xác định với nhau về ranh giới sử dụng đất, thường
bao gồm:
- Tranh chấp về
QSDĐ, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế, ly hôn giữa vợ và chồng.
- Đòi lại đất, tài
sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua các
cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được cấp cho người khác.
- Tranh chấp giữa dồng bào dân
tộc dịa phương với đồng bào đi xây vùng kinh tế mới, với các lâm trường, nông
trường và các tổ chức sử dụng đất khác.
Thứ hai: Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh
trong quá trình sử dụng đất
Đây là dạng tranh chấp phát sinh khi một bên vi phạm
nghĩa vụ hoặc cản trở việc thực hiện quyền của bên kia, thường được thể hiện ở
các hình thức:
- Tranh chấp trong
quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê
lại QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị QSDĐ.
- Tranh chấp về việc bồi
thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an
ninh, quốc phòng, lợi ích cộng đồng.
Thứ ba: Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Nhiều sự tranh chấp về QSDĐ dẫn đến những tranh chấp
về địa giới hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa hai cơ quan hành
chính cùng cấp với nhau, tập trung ở những nơi có nguồn khai thác kinh tế trọng
yếu, những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc giới nhưng có vị trí
quan trọng.
Giải
quyết tranh chấp đất đai
Hòa
giải tranh chấp đất đai tại UBND xã là thủ tục bắt buộc trước
khi vụ tranh chấp được giải quyết theo phương thức
khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền hoặc khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Thời hạn hòa giải không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu
cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Ngoài ra Khoản 1 Điều 202 Luật Đất
đai 2013 còn có quy định khuyến khích các bên TCĐĐ tự hòa giải hoặc giải
quyết TCĐĐ thông qua hòa giải ở cơ sở.
Nếu hòa giải không thành thì tranh
chấp đất đai sẽ tiến hành giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự (nếu kiện ra
tòa) hoặc trình tự hành chính (nếu khiếu
nại lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Thẩm quyền giải quyết được quy định tại
điều 203
Luật Đất đai 2013, cụ thể:
1.Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của
luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải
quyết. Các giấy tờ quy định tại điều 100 Luật Đất đai 2013 cụ thể gồm:
- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm
1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai
của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
-
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10
năm 1993;
-
Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền
với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
-
Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước
ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng
trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
-
Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở
hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
-
Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho
người sử dụng đất;
-
Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy
định của Chính phủ.
- Giấy tờ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành
- Cộng đồng dân cư đang
sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất
nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này.
2. Tranh chấp đất đai mà đương
sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định
tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình
thức giải quyết tranh chấp đất đai là Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, Tòa án nhân dân có
thẩm quyền giải quyết những loại việc tranh chấp đất đai gồm:
- Tranh chấp đất đai mà đương
sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy
định tại Điều 100 Luật Đất đai.
- Tranh chấp về tài sản gắn
liền với đất.
- Tranh chấp đất đai mà đương
sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định
tại Điều 100 Luật Đất đai.
Để biết thêm thông tin và được tư vấn chi tiết về thủ
tục giải quyết tranh chấp đất đai, xin mời liên hệ với chúng tôi. Trân trọng!
THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI TỪ ĐẤT TRỒNG LÚA SANG ĐẤT Ở
Căn cứ pháp luật:
Luật Đất đai 2013
Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT
|
Thủ tục sang tên số đỏ
|
Điểu kiện để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội
Vợ chồng tôi kết hôn được 2 năm nhưng vẫn ở nhà thuê và đã tích góp được một khoản tiền. Nay vợ chồng tôi muốn được mua nhà ở xã hội. Công ty Luật Hồng Thái tư vấn giúp tôi các điều kiện để vợ chồng tôi có thể mua nhà ở xã hội. Cảm ơn công ty.
|
Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
|
Các loại bất động cơ bản được đưa vào kinh doanh
Kinh doanh bất động sản là một hoạt động kinh doanh diễn ra rất sôi nổi trên thị trường. Ngành nghề kinh doanh này mang lại lợi nhuận khổng lồ nên thu hút được nhiều nhà đầu tư
|
tranh chấp đất đai
Luật sư cho Em hỏi. Trước khi bà nội mất đã chia đất cho tất cả các con trong gia đình. Còn 1 phần bà có nói là để dành hương quả. Nhưng hiện tại chú út đang đứng tên phần đất đó. Và chú út đang rao bán đất đó. Như vậy thì chú út có được bán đất đó không luật sư.
|
Lần đầu tiên cư dân khởi kiện đòi quỹ bảo trì chung cư
Ngày 3.11, sau nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư bàn giao phí bảo trì chung cư không thành, Ban quản trị (BQT) dự án nhà cao tầng kết hợp dịch vụ D11 Khu đô thị mới Cầu Giấy (Hà Nội) đã chính thức đệ đơn lên Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm kiện Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội – Hanco3.
|
Thủ tục sang tên sổ đỏ theo quy định của Luật đất đai 2013
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thường được ngôn ngữ bình dân gọi là sổ đỏ hoặc giấy đỏ, là chứng thư có giá trị pháp lý xác lập mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất về quyền hạn và nghĩa vụ trong việc sử dụng đất đai. Vậy để thực hiện sang tên loại giấy tờ này cần phải làm những gì?
|
Tư vấn pháp luật đất đai
Đất đai là tài nguyên vô cùng quan trọng, là tư liệu sản xuất đặc biệt. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho các chủ thể theo các hình thức khác nhau. Và Nhà nước ta đặt ra chế độ pháp lý riêng tương ứng với từng hình thức sử dụng đất.
|
Tranh chấp đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đồng thời cũng là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư và là nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Bởi vậy mới có câu: “Tấc đất tấc vàng”. Cũng chính vì lẽ đó mà trong quá trình...
|