Tử hình là hình phạt có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của con người là quyền được sống. Do vậy, tử hình là loại hình phạt không thể khắc phục sai lầm một khi đã được thi hành. Chính vì thế, khi thực hiện thi hành hình phạt tử hình cần phải chặt chẽ, chi tiết và chính xác yêu cầu tuyệt đối không có sai sót nào xảy ra đối với trình tự, thủ tục. Vì có như thế mới phần nào hạn chế đến mức tối đa những sai phạm có thể xảy ra. Theo đó, để thi hành hình phạt tử hình cần tuân thủ các bước sau:
Vụ thảm sát ở Bình Phước: Thi hành án tử hình Vũ Văn Tiến
Ngày 20/9, bà Vũ Thị Thi (ngụ
huyện Hóc Môn, TP HCM) cho biết con trai bà là Vũ Văn Tiến (SN 1991) vừa thi
hành án về tội “Giết người” và “Cướp tài sản” trong vụ thảm sát 6 người
cùng gia đình tại tỉnh Bình Phước.
Việc thi hành án đã thông báo
cho người thân cách đó 10 ngày.
"Từ 4 giờ, Tiến đã bị đưa ra khỏi trại tạm giam đến tỉnh Bình
Dương để thi hành án. Trưa cùng ngày, gia đình tôi nhận thi thể cùng với bức
thư của con" - bà Thi buồn bã.
Thi thể của Tiến được gửi vào
một ngôi chùa ở TP HCM và việc an táng hoàn tất trong buổi trưa cùng ngày.
Tính đến nay, hơn 3 năm sau khi
gây ra vụ thảm sát, tử tù Vũ Văn Tiến đã bị thi hành án. Trước đó, ngày
20/7/2017, chủ mưu vụ án - Nguyễn Hải Dương đã bị tử hình.
Vũ Văn Tiến bị thi hành án tử hình ngày 20/9/2018 (Nguồn Internet)
Vậy, việc thực hiện thi hành án tử hình đối với Vũ Văn Tiến được
thực hiện như thế nào?
Luật thi hành án hình sự quy định trình tự thủ tục thi hành án tử
hình như sau:
Bước 1: Xác định đã có đủ điều kiện để thi
hành hình phạt tử hình hay chưa.
Trước
tiên, cần xem xét có kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC hay Chánh án TANDTC hay
không. Nếu người bị kết án tử hình có đơn xin ân giảm thì phải xem xét có quyết
định chấp nhận đơn hay bác đơn của Chủ tịch nước hay chưa.
Bước 2: Ra quyết định thi hành án tử hình,
thành lập Hội đồng thi hành án tử hình
Chánh
án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án tử hình. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày ra quyết định thi hành án, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải gửi
quyết định cho cơ quan sau đây: Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hình
sự cùng cấp; Trại tạm giam nơi người chấp hành án đang bị giam giữ;
Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
Trong
thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Chánh án Toà án đã ra
quyết định thi hành án phải ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử
hình do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ
tịch Hội đồng thi hành án tử hình.
Bước
3: Kiểm tra, thực hiện thủ tục đối với người trước khi bị thi hành án tử hình
Trước
khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình phải kiểm tra danh bản, chỉ bản,
hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình; trường hợp người chấp hành án là
nữ thì Hội đồng phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi
hành án tử hình theo quy định của Bộ luật hình sự
Trước
khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư,
ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.
Bước
4: Thi hành án tử hìn
Người
bị thi hành án tử hình được áp giải đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án
tử hình
Cán
bộ chuyên môn thuộc Công an nhân dân hoặc Quân đội nhân dân tiến hành lăn tay,
kiểm tra danh bản, chỉ bản, đối chiếu với hồ sơ, tài liệu có liên quan; chụp
ảnh, ghi hình quá trình làm thủ tục lăn tay, kiểm tra và lập biên bản; báo cáo
Hội đồng thi hành án tử hình về kết quả kiểm tra.
Chủ
tịch Hội đồng thi hành án công bố các quyết định, sau đó Cảnh sát hỗ trợ tư
pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định trên cho người chấp
hành án để người đó tự đọc.
Theo
lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ chuyên môn do cơ quan
thi hành án hình sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chỉ định
thực hiện việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Hội đồng.
Hội
đồng thi hành án tử hình lập biên bản thi hành, báo cáo quá trình, kết quả cho
Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan quản lý thi
hành án hình sự.
Trong
thời hạn 03 ngày, kể từ ngày thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an
cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho thân nhân của
người đã bị thi hành án biết.
Bước
5: Thủ tục sau khi thi hành án
Thân
nhân, người đại diện hợp pháp của người chấp hành án được Chánh án Tòa án đã
xét xử sơ thẩm giải quyết cho việc xin nhận tử thi, hài cốt của người bị thi
hành án.
Tử hình là hình phạt cao nhất đối với người có hành vi phạm tội,
tước đi quyền sống của một con người. Do đó, việc thi hành án tử hình cần phải
được thực hiện theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt nhất.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
Khánh Ly.
Trên đời vẫn xảy ra nhiều chuyện không thể ngờ, vừa qua một vụ án ở Vũng Tàu cha ruột hiếp dâm chính... |
Liệu người trong tình trạng “ngáo đá” thực hiện hành vi phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự... |
Xóa án tích là một chế định mang tính nhân đạo của pháp luật hình sự, thể hiện sự thừa nhận về mặt |