Mang thai hộ nhằm mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho một cặp vợ chồng mà khi người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên việc mang thai hộ là vấn đề hết sức nhạy cảm, không phải trường hợp nào muốn cũng có thể nhờ hoặc mang thai hộ. Theo pháp luật Việt Nam quy định đối tượng nào đủ điều kiện mang thai hộ hết sức phúc tạp và khắt khe.
Căn cứ pháp lý:
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Nghị định số 10/2015/
NĐ – CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều
kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
- Nghị định 98/2016/NĐ – CP sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2015/ NĐ – CP quy định về sinh con
bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo;
- Thông tư 57/2015/TT-BYT quy
định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2015/ NĐ – CP quy định về sinh
con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo.
Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định “Con sinh ra trong
trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang
thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.” Để đảm bảo đúng theo tinh thần, mục
đích nhân đạo khi mang thai hộ, người được nhờ mang thai hộ và vợ chồng nhờ
mang thai hộ cần phải đáp ứng các điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Điều
95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014) như sau:
a. Việc mang thai hộ phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện
của các bên và phải được lập thành văn bản.
b. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều
kiện sau đây:
- Có xác nhận của tổ
chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả
khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
- Vợ chồng đang không có con chung;
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
c. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau
đây:
- Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc
bên chồng nhờ mang thai hộ;
- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm
quyền về khả năng mang thai hộ
- Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự
đồng ý bằng văn bản của người chồng;
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
d. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuận
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Các cơ sở khám chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đáp ứng được 2 điều kiện sau:
- Có ít nhất 02
năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kể từ ngày được Bộ
Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật này;
- Tổng số chu kỳ thụ tinh
trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.
e. Việc mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định bên nhờ mang thai hộ
không được từ chối nhận con, trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con,
thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận
con. Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con, thì bên nhờ mang thai
hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con. Trong trường hợp bên
nhờ mang thai hộ chết, thì con được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản
của bên nhờ mang thai hộ…
Pháp luật quy định rất chặt chẽ về thỏa thuận về mang thai hộ
vì mục đích nhân đạo. Theo đó, thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
phải bảo đảm các điều kiện:
– Lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng
bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền
cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng.
Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý. Trong trường hợp thỏa
thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập
cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của
cơ sở y tế này;
– Có thông tin đầy đủ
về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên;
– Quy định rõ quyền, nghĩa vụ về hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe
sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận
con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong
trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ;
– Trách nhiệm dân sự
trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.
Trường hợp phát sinh tranh chấp liên quan tới việc mang thai
hộ thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp bên nhờ
mang thai hộ không còn mà bên mang thai hộ không nhận nuôi đứa trẻ, thì Tòa án
chỉ định người giám hộ cho đứa trẻ theo
quy định của Bộ luật dân sự. Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ không nhận
con và bên mang thai hộ không tự nguyện chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ, thì Tòa
án chỉ định người giám hộ cho đứa trẻ, bên nhờ mang thai hộ có trách nhiệm thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Quy định mới về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thể hiện
tính nhân văn sâu sắc, đáp ứng nhu cầu làm cha làm mẹ của các cặp vợ chồng mà
người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Chung sống như vợ chồng với người khác khi đang ly thân có vi phạm pháp luật? Câu hỏi: Vợ chồng tôi đã ly thân được 6 năm. Nhiều lần, tôi đưa đơn ly hôn nhưng cô ấy không ký với... |
Đồ nhặt được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay riêng Vấn đề tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hiện nay được rất nhiều người quan tâm. Tài... |
5 mối quan hệ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng Nghĩa vụ cấp dưỡng là hình thức thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng và hình thức này xuất hiện khi mà các... |