Xin chào Luật sư, Công ty tôi có 1 bạn xin nghỉ từ ngày 26/10 đến 11/11/2018 để điều trị bệnh tim, người lao động có nộp giấy ra viện và giấy hẹn khám lại cho công ty, trong giấy ra viện có ghi thời gian nằm viện từ ngày 29/10 đến 01/11/2018, giấy hẹn khám lại là 05/11/2018. Bạn ý có thẻ BHYT thời hạn từ 01/09/2018 đến hết ngày 31/12/2018. Vậy hồ sơ và thủ tục để giải quyết chế độ ốm đau chế độ ốm đau và dưỡng sức phục hồi sức khỏe như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!
Trả lời:
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội
- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
- Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016
2. Nội dung
Chế độ ốm đau dành cho người lao động (ảnh minh họa)
Thứ nhất, về vấn
đề giải quyết chế độ ốm đau
- Về Điều kiện
hưởng chế độ ốm đau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Luật BHXH quy
định
“Điều 25. Điều kiện hưởng
chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau,
tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.”
Theo đó, đối với
người lao động bị ốm đau nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khác chữa bệnh có
thẩm quyền thì được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật
- Về thời gian hưởng chế
độ:
Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa như sau:
“Điều 4. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm quy định
tại khoản 1 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không
kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động.
Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm
dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của
người lao động.”
Như
vậy, đối với trường hợp người lao động nằm
viện ngày 29/10 đến 01/11/2018 thì được hưởng
chế độ ốm đau trong thời gian 4 ngày.
- Mức hưởng chế độ ốm đau
Căn cứ Khoản 1
Điều 28 quy định mức hưởng chế độ ốm đau
“Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao
động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26,
Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng
bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.”
Cụ thể:
Mức hưởng chế độ ốm
đau
|
=
|
Tiền lương tháng
đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
|
x 75 (%) x
|
Số ngày nghỉ việc
được hưởng chế độ ốm đau
|
24 ngày
|
- Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính
theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thứ hai, về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
Khoản 1 Điều 7 quy định về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
“Điều
7. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
1.
Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, kể cả
người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế
ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa
phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 29 của
Luật bảo hiểm xã hội. “
Như vậy, người lao
động được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe nếu đã hưởng chế độ ốm đau
từ đủ 30 ngày trở lên trong năm.
Thứ ba, Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động cần
chuẩn bị (Điều 8 Quyết định
636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016)
Giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người
lao động Điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao
động Điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản
chính), trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ
việc của một trong hai người là bản sao.
Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động
khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này được
thay bằng bản dịch tiếng Việt được chứng thực của giấy khám bệnh, chữa bệnh do
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
2. Doanh nghiệp cần
chuẩn bị
Danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động
lập (bản chính).
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho DN
Bước 2: DN nộp hồ sơ
+ DN lập dnah sách người lao động đề nghị hưởng chế dộ ốm
đau nộp cho BNXH cấp quận, huyện
3. Thời hạn nộp hồ sơ
- Trong vòng 45 ngày kể
từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ
- Trong vòng 10 ngày kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho cơ
quan BHXH
Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 được áp dụng như thế nào?
|
Đã có Nghị quyết 49/2017/QH14: Tăng lương cơ sở từ 01/7/2018?
|
Cách đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu?
|
Hợp đồng lao động của hướng dẫn viên du lịch cần lưu ý điều gì?
|
Tôi muốn chuyển đóng BHXH từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác thì phải làm như thế nào?
|
Nghỉ việc bao lâu thì làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
|
Khi nào đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp?
|
Không thu thêm chi phí nếu người bệnh không yêu cầu sử dụng?
Đây là đề nghị của BHXH Việt Nam tại Công văn 5162/BHXH-CSYT đối với BHXH các tỉnh về việc tăng cường công tác giám định và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Theo đó:
|
Hợp đồng lao động loại gì?
Công ty Luật Hồng Thái là một đơn vị luật hàng đầu trong việc xử lý tranh chấp lao động. Công ty Luật Hồng Thái với đội ngũ Luật sư, chuyên gia tậm tâm, giàu kinh nghiệm sẽ đồng hành cùng bạn trong quá trình giải quyết vụ việc.
|
Yêu cầu người lao động bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
Câu hổi bạn đọc:
Thưa luật sư, Công ty chúng tôi đã bỏ ra nhiều kinh phí để đào tạo nhân viên, tuy nhiên, khi lao động đã làm việc tương đối hiệu quả và năng suất thì thường đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy Công ty chúng tôi có thể làm thỏa thuận yêu cầu người lao động chịu một khoản...
|