Phải làm gì khi gây tai
nạn giao thông?
Theo Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008,
người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn
phải có các trách nhiệm sau:
- Dừng ngay phương tiện;
giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm
quyền yêu cầu.
- Ở lại nơi xảy ra tai
nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển
phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi
cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay
với cơ quan công an nơi gần nhất;
- Cung cấp thông tin xác
thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
Khoản 17 Điều 8 của Luật
Giao thông đường bộ cũng quy định bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông để
trốn tránh trách nhiệm là một trong hành vi bị nghiêm cấm.
Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn, mức phạt thế nào? (nguồn internet)
Người gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử
lý thế nào?
Xử lý hành chính
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn
nhưng không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo
với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị xử lý như
sau:
-
Đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô: Gây tai nạn giao
thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo
với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt tiền
5-6 triệu đồng.
Mức
phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ hai tháng đến bốn tháng.
-
Đối với mô tô, xe máy, theo điểm c khoản 7 Điều 6 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người
điều khiển mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các
loại xe tương tự xe máy: Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ
nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền,
không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt 2-3 triệu đồng.
Mức
phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ hai tháng đến bốn tháng.
-
Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng, theo điểm b khoản 6 Điều 7, xử phạt người
điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, gây
tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không
đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ
bị phạt tiền 2-3 triệu đồng.
Mức
phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo),
chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển
xe máy chuyên dùng) từ hai tháng đến bốn tháng.
Xử lý hình
sự:
Ngoài mức xử phạt hành
chính nêu trên, người gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn còn có thể bị xử lý
hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông theo quy định tại Điều
260 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Theo đó, việc bỏ trốn sau
khi gây tai nạn giao thông được quy định là một tình tiết tăng nặng trong Tội
vi phạm quy định về tham gia giao thông. Mức phạt cao nhất đối với hành vi này
là 10 năm tù.
Cụ
thể như sau:
*
Các dấu hiệu của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
- Chủ thể của tội phạm
Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này là tội phạm được thực hiện
do lỗi vô ý và không có trường hợp nào là tội đặc biệt nghiêm trọng (theo quy
định tại điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Chủ thể của tội tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức, khả năng điều
khiển hành vi.
Điểm đặc biệt đối với chủ thể của tội vi phạm quy định về
tham gia giao thông đường bộ là người phạm tội có hành vi phạm tội khi đang
tham gia giao thông đường bộ.
Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ
năm 2008 thì “Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng
phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật;
người đi bộ trên đường bộ.”
- Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là trật tự an toàn giao thông
đường bộ. Ngoài ra, tội phạm này còn có thể xâm phạm đến tài sản, tính mạng, sức
khỏe của người khác.
Hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự an toàn giao thông
đường bộ và gây thiệt hại tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác.
Chỉ những hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ có tính chất nguy hiểm cao, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt
hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác và hành vi có khả năng
thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời
mới bị coi là phạm tội hình sự. Đối với những hành vi vi phạm quy định về tham
gia giao thông đường bộ mà không có tính chất nguy hiểm, không gây thiệt hại
cho người khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Mặt khách quan của tội phạm
(i) Hành vi khách quan: Người phạm tội có hành vi vi phạm các
quy định về tham gia giao thông đường bộ. Để xác định hành vi vi phạm các quy
định về tham gia giao thông đường bộ, phải căn cứ vào các quy định tại Luật
giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.
(ii) Hậu quả: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ là tội phạm có cấu thành vật chất. Vì vậy, hậu quả là dấu hiệu bắt
buộc đối với tội này. Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại về tính mạng (làm chết người)
hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ (gây thương tích), tài sản của
người khác thì không cấu thành tội phạm, trừ trường hợp quy định tại khoản 4
Điều 126 Bộ luật Hình sự năm 2015.
(iii) Mối quan hệ nhân quả: Hành vi vi phạm các quy định về
tham gia giao thông đường bộ là nguyên nhân dẫn đến hậu quả (tai nạn giao
thông) gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác. Nếu thiệt
hại không phải do hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì
không cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
(iv) Các dấu hiệu khách quan khác: Phương tiện giao thông
đường bộ; địa điểm (nơi vi phạm là công trình giao thông đường bộ)… Việc xác
định các dấu hiệu khách quan này là rất quan trọng, là dấu hiệu để phân biệt
giữa tội phạm này với các tội khác.
- Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội vi phạm các quy định về tham gia giao
thông đường bộ là lỗi vô ý.
Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm
2017 quy định về vô ý phạm tội như sau: “Vô ý phạm tội là phạm tội trong
những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có
thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy
ra hoặc có thể ngăn ngừa được; 2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có
thể thấy trước hậu quả đó.”.
*
Hình phạt của người phạm tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường
bộ
Có 4 khung hình phạt đối với những người phạm tội này, tương
ứng với 4 khoản (từ khoản 1 đến khoản 4) được quy định tại Điều 260 Bộ luật
Hình sự như sau
(i) Khung 1: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
(ii) Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm;
(iii) Khung 3: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
(iv) Khung 4: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01
năm.
Tùy vào hành vi, hậu quả của tội phạm, các tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ để xác định mức hình phạt mà tội phạm phải chịu.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.Ly
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Vì sao sổ đỏ không phải là giấy tờ có giá? Có rất nhiều người cho rằng sổ đỏ, giấy đăng ký xe là tài sản vì những giấy tờ đó được coi là giấy... |
Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có gì mới? Một trong 09 luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 là Luật Giáo dục đại học sửa đổi... |
4 lưu ý “vàng” khi mua bảo hiểm nhân thọ Hiện nay, ngày càng có nhiều người tìm đến bảo hiểm nhân thọ như một cách để dự phòng rủi ro cho... |
Chế định phạt vi phạm hợp đồng,Những vấn đề pháp lý cơ bản cần lưu ý Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về việc phạt vi phạm khi... |