Việc người sử
dụng lao động ra quyết định sa thải nhân viên với mục đích để tránh việc thưởng
Tết Âm lịch năm 2019 có thể sẽ bị phạt tù.
Tại Điều 162
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định rõ: Tội buộc công
chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật
“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà
thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1
năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm:
a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật
đối với công chức, viên chức;
b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;
c) Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức,
người lao động phải thôi việc.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1
năm đến 3 năm:
a) Đối với 2 người trở lên;
b) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
c) Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
d) Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải
tự sát;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng khác.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ
nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Đuổi nhân viên tránh thưởng Tết Âm lịch có thể bị phạt tù 3 năm (ảnh minh họa)
Bình luận về Tội
buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật
Thứ
nhất: Các yếu
tố cấu thành tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp
luật.
Mặt
khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
– Về hành vi.
Có hành vi áp dụng biện pháp kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc đối với
người lao động hoặc đối với cán bộ, công chức trái với quy định của pháp luật
lao động và Pháp lệnh về cán bộ, công chức.
– Theo quy
định của pháp luật về lao động và pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản
hướng dẫn thì việc tiến hành kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức phải
tuân theo trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ. Việc không thực hiện đúng các quy
định của pháp luật khi xử lý kỷ luật, được thể hiện dưới các hình thức sau:
+ Xử lý kỷ
luật buộc thôi việc không bảo đảm trình tự thủ tục luật định (như không họp Hội
đồng kỷ luật, không ra quyết định…)
+ Xử lý kỷ
luật buộc thôi việc khi chưa đủ điều kiện để áp dụng hình thức kỷ luật là buộc
thôi việc.
– Về hậu quả.
Gây hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Ví dụ: Vì bị
buộc thôi việc trái pháp luật nên ngưòi lao động đã uất ức tự tử…
Lưu
ý:
+ Về dấu
hiệu “hậu quả nghiêm trọng” của tội này đến nay chưa có văn
bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể. Do vậy yếu tố này còn là kẽ hở
trong việc áp dụng pháp luật, việc xác định, đánh giá thường do thái độ chủ
quan suy diễn. Tuy nhiên theo chúng tôi, hậu quả nghiêm trọng được hiểu theo
từng trường hợp cụ thể do người tiến hành tố tụng đánh giá như buộc thôi việc
trái pháp luật dẫn đến người lao động và gia đình họ phải lâm vào tình trạng
khốn khó, con cái phải nghỉ học, nhà đất phải bán để trả nợ, khiếu nại khắp
nơi, gây bất công biểu tình chống đối của nhiều người lao động khác, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng trật tự an toàn xã hội, hoặc làm cho người bị buộc thôi việc
trái pháp luật rơi vào tình trạng cùng cực, phải tự sát, lâm vào bệnh hiểm
nghèo…
Khách
thể:
Hành vi nêu
trên xâm phạm đến quyền được lao động, làm việc của công dân (được quy định
trong Hiến pháp và Bộ luật lao động).
Mặt
chủ quan:
Người phạm
tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý và với động cơ vì vụ lợi hoặc động cơ
cá nhân khác. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Chủ thể của
tội phạm này là người có chức vụ, quyền hạn trong việc xử lý kỷ luật người lao
động, cán bộ, công chức (như Giám đốc doanh nghiệp, Giám đốc sở…)
Thứ
hai: Về hình
phạt.
Điều luật quy
định một khung hình phạt duy nhất với mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Được áp dụng trong trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội
này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.Ly
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Vì sao sổ đỏ không phải là giấy tờ có giá? Có rất nhiều người cho rằng sổ đỏ, giấy đăng ký xe là tài sản vì những giấy tờ đó được coi là giấy... |
Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có gì mới? Một trong 09 luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 là Luật Giáo dục đại học sửa đổi... |
4 lưu ý “vàng” khi mua bảo hiểm nhân thọ Hiện nay, ngày càng có nhiều người tìm đến bảo hiểm nhân thọ như một cách để dự phòng rủi ro cho... |
Chế định phạt vi phạm hợp đồng,Những vấn đề pháp lý cơ bản cần lưu ý Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về việc phạt vi phạm khi... |