Điều 2 Luật
Phòng chống tham nhũng quy định có 12 dạng hành vi tham nhũng trong khu vực nhà
nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà
nước thực hiện bao gồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm
vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ
lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết
công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ
lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp
luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Ngoài ra, còn
có các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ,
quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công
việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Tham nhũng – Tố cáo tham nhũng như thế nào?
Tố cáo tham
nhũng như thế nào?
Trước hết,
phải khẳng định, quyền tố cáo là quyền hiến định của công dân. Khoản 1 điều 30
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan,
tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ
chức, cá nhân…”
Điều 5 Luật
Phòng, chống tham nhũng quy định:
“1. Công dân có
quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và
được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ
quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc
thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
2. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.”
Quy định trên
được hiểu là mọi công dân đều có quyền phát hiện, tố cáo, tố giác tham nhũng,
không phụ thuộc vào tình trạng nhân thân của người tố cáo ra sao.
Tại Điều 54
Luật Phòng chống tham nhũng cũng quy định về Các hình thức tố cáo hành vi tham
nhũng, theo đó:
“1. Công dân tố
cáo hành vi tham nhũng bằng các hình thức sau:
a) Tố cáo trực tiếp;
b) Gửi đơn tố cáo;
c) Tố cáo qua điện thoại;
d) Tố cáo qua mạng thông tin điện tử.
2. Người tố cáo phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nội dung
tố cáo và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà
mình có.
3. Những tố cáo về hành vi tham nhũng mà người tố cáo
mạo tên, nội dung tố cáo không rõ ràng, thiếu căn cứ, những tố cáo đã được cấp
có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới thì không
được xem xét, giải quyết.”
Công dân có
thể tố cáo hành vi tham nhũng tới cơ quan nào? Theo khoản 3 điều 65 Luật Phòng,
chống tham nhũng, trách nhiệm xử lý các tố cáo về hành vi tham nhũng chủ yếu
thuộc về cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra và viện kiểm sát.
Cụ thể, cơ
quan thanh tra có trách nhiệm giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp
xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý; trong
trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho cơ quan điều tra, viện
kiểm sát có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Cơ
quan điều tra, viện kiểm sát nhận được tố cáo về hành vi tham nhũng phải xử lý
theo thẩm quyền.
Đơn tố cáo
khuyết danh có hợp lệ không?
Khoản 4 Điều
55 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP
quy định: “Đối với những tố cáo không rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo
nhưng nội dung tố cáo rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh
thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo thông tin
được cung cấp để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng."
Như vậy, bạn
hoàn toàn có thể tố cáo mà không cần ghi rõ tên, địa chỉ của người tố cáo nhưng
phải đảm bảo nội dung tố cáo phải rõ ràng, cụ thể (cần thiết có thể cung cấp
các chứng cứ kèm theo) thì đơn tố cáo của bạn mới có thể được cơ quan có thẩm
quyền xem xét, giải quyết
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.Ly
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Vì sao sổ đỏ không phải là giấy tờ có giá? Có rất nhiều người cho rằng sổ đỏ, giấy đăng ký xe là tài sản vì những giấy tờ đó được coi là giấy... |
Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có gì mới? Một trong 09 luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 là Luật Giáo dục đại học sửa đổi... |
4 lưu ý “vàng” khi mua bảo hiểm nhân thọ Hiện nay, ngày càng có nhiều người tìm đến bảo hiểm nhân thọ như một cách để dự phòng rủi ro cho... |
Chế định phạt vi phạm hợp đồng,Những vấn đề pháp lý cơ bản cần lưu ý Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về việc phạt vi phạm khi... |