Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Thông tư số: 36/2006/TT-BVHTT

(Số lần đọc 442)

BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 36/2006/TT-BVHTT

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2006 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 91/2005/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 7 NĂM 2005 CỦA CHÍNH PHỦ

Thi hành Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng, Bộ Văn hóa – Thông tin hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế này như sau:

I. NGUYÊN TẮC VỀ ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ĐỐI VỚI DANH NHÂN CÓ TÊN GỌI KHÁC NHAU (Điều 6 của Quy chế)

1. Trong lịch sử có một số danh nhân có các tên gọi khác nhau (Ví dụ: Nguyện Huệ, Quang Trung; Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh;…), việc đặt tên được thực hiện theo nguyên tắc sau:

Không đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng một địa bàn đô thị, trừ các trường hợp sau đây:

a) Địa phương là quê hương của danh nhân (Ví dụ: Thành phố Vinh có thể đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng bằng tên gọi Nguyễn Sinh Cung, Chủ tịch Hồ Chí Minh).

b) Địa phương gắn bó trực tiếp với các mốc lịch sử cụ thể trong cuộc đời hoạt động của danh nhân (Ví dụ: thành phố Quy Nhơn, thành phố Huế có thể đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng bằng tên gọi Nguyễn Huệ, Quang Trung).

2. Căn cứ vào ý nghĩa lịch sử, loại đô thị, vị trí, quy mô đường, phố hoặc công trình công cộng lớn hay nhỏ để đặt tên cho tương xứng với tầm vóc của danh nhân.

II. ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, PHỐ (Mục 2 Chương I của Quy chế)

1. Từ “đường”, “phố” đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nước. Nhiều đô thị ở Việt Nam cũng sử dụng cả hai từ này. Vì vậy, trong quy hoạch các khu đô thị mới và đặt tên đường, phố mới cần căn cứ vào khoản 2, khoản 3 Điều 3 của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để xác định cụ thể là “đường” hoặc là “phố”.

2. Không đổi từ “đường” thành từ “phố” hoặc từ “phố” thành từ “đường” đã được viết trên biển tên đường, phố và nhân dân đã quen gọi là “đường” hoặc “phố”, trừ trường hợp thật cần thiết.

III. DANH TỪ CÓ Ý NGHĨA TIÊU BIỂU VỀ CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, XÃ HỘI (khoản 2 Điều 10 của Quy chế)

Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa, xã hội là những danh từ chung như Độc lập, Tự do, Dân chủ, Thống nhất, Giải phóng, Đồng khởi… Những danh từ đó đều có thể sử dụng để đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng.

IV. TÊN GỌI NGÕ (KIỆT), NGÁCH (HẺM) (Điều 13 của Quy chế)

1. Từ “ngõ”, “kiệt”, “ngách”, “hẻm” được sử dụng theo ngôn ngữ của địa phương, nên từng đô thị có thể sử dụng các từ đó theo cách gọi của địa phương mình.

2. Đầu đường, đầu phố là nơi bắt đầu từ số nhà nhỏ nhất.

3. Không đặt tên ngõ, ngách. Ngõ được gọi theo biển số nhà nhỏ giữa hai số nhà đầu ngõ, kèm theo tên đường hoặc phố.

Ví dụ: Ngõ ở giữa số nhà 99 và 101 phố Nguyễn Du được gọi là:

NGÕ 99

PHỐ NGUYỄN DU

Trong trường hợp ngõ đã có tên gọi từ trước ngày Nghị định số 91/2005/NĐ-CP có hiệu lực, tên ngõ đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân mà không gây ảnh hưởng, tác động xấu trong xã hội thì có thể giữ lại tên ngõ.

V. HỘI ĐỒNG TƯ VẤN VỀ ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

1. Thành phần Hội đồng tư vấn gồm đại diện các cơ quan quản lý: Sở Văn hóa – Thông tin, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Giao thông Công chính, Sở Tài nguyên và Môi trường; một số nhà nghiên cứu về các lĩnh vực có liên quan.

Hội đồng tư vấn do Sở Văn hóa – Thông tin làm cơ quan thường trực, Tổ thư ký gồm thành viên của các cơ quan có liên quan.

2. Hội đồng tư vấn có nhiệm vụ:

a) Tổng kiểm kê tên các đường, phố và công trình công cộng của các đô thị thuộc tỉnh, thành phố đã được đặt tên. Mỗi đô thị có hồ sơ riêng và tên được xếp theo loại (tên địa danh; danh từ có ý nghĩa tiêu biểu; tên di tích lịch sử - văn hóa - danh lam thắng cảnh; tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng tiêu biểu; tên danh nhân); mỗi loại tên được xếp theo thứ tự A, B, C.

b) Phát hiện những tên đường, phố trùng nhau, chưa đúng hoặc chưa hợp lý để đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét trình Hội đồng nhân dân cho sửa hoặc thay đổi.

c) Căn cứ vào các quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để nghiên cứu xác lập ngân hàng tên (danh mục tên được lựa chọn, lưu trữ) để có thể sử dụng lâu dài cho việc đặt tên đường, phố và công trình công cộng cần đặt tên ở các đô thi của tỉnh, thành phố. Ngân hàng tên này cũng được xếp loại như nêu tại điểm a, khoản 2, Mục V, kèm theo hồ sơ đầy đủ của mỗi tên được đưa vào danh sách.

d) Lựa chọn những tên phù hợp trong ngân hàng tên dự kiến đặt tên đường, phố hoặc công trình công cộng để Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét trình Hội đồng nhân dân tại các kỳ họp.

VI. HÌNH THỨC LẤY Ý KIẾN VỀ DỰ KIẾN ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

1. Tổ chức hội nghị gồm đại diện các cơ quan và các nhà khoa học về các lĩnh vực có liên quan để lấy ý kiến.

2. Công bố công khai dự kiến đặt tên hoặc đổi tên đường, phố, công trình công cộng để nhân dân tham gia ý kiến.

3. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phải lấy ý kiến Bộ Văn hóa – Thông tin về dự kiến đặt tên, đổi tên công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng, tên đường, phố trước khi trình Hội đồng nhân dân thành phố.

Hồ sơ gửi tới Bộ Văn hóa – Thông tin (Cục Di sản văn hóa) gồm:

- Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố;

- Tóm tắt ý nghĩa của tên dự kiến đặt cho đường, phố, công trình công cộng; mô tả tóm tắt về quy mô của đường, phố hoặc công trình công cộng đó;

- Sơ đồ vị trí đường, phố, công trình công cộng dự kiến đặt tên.

Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin để có văn bản trả lời trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ; trường hợp cần kéo dài thời gian cũng không quá 15 ngày.

VII. BIỂN TÊN ĐƯỜNG, PHỐ

1. Kích thước: Hình chữ nhật 75cm x 40cm.

Đối với đô thị loại nhỏ, kích thước biển có thể nhỏ hơn, nhưng phải đảm bảo thống nhất kích thước biển trong cùng một đô thị.

2. Mầu sắc: Xanh lam sẫm; đường viền trắng rộng 0,5cm cách mép ngoài của biển từ 3cm đến 3,5cm, bốn gốc đường viền uốn cong đều vào bên trong.

3. Chất liệu: Sắt tráng men hoặc nhôm lá dập, sơn chất liệu phản quang.

4. Chữ viết trên biển:

Kiểu chữ: Chữ in hoa không có chân, mầu trắng; từ đường hoặc phố ở dòng trên, từ tên đường hoặc tên phố ở dòng dưới và có cở chữ to hơn từ đường hoặc từ phố. Đô thị nào có lô-gô thì thể hiện lô-gô mầu trắng lên góc cao bên trái biển.

5. Vị trí gắn biển:

- Biển được gắn ở đầu, ở cuối đường, phố và ở các điểm giao nhau với đường, phố khác.

- Biển được gắn trên đầu cột sắt đường kính tối thiểu 10cm, được chôn vững chắc, khoảng cách từ mặt đất đến đầu cột cao khoảng 250cm, vị trí cột ở gần mép góc vuông vỉa hè của hai đường, phố giao nhau; hai biển tên hai đường, phố giao nhau gắn vuông góc với nhau trên một cột. Tại nơi gắn biển có cột điện ở vị trí thích hợp thì biển có thể được gắn trên cột điện đó.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các địa phương cần phản ánh về Bộ Văn hóa – Thông tin để kịp thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

 

 

BỘ TRƯỞNG



 
Phạm Quang Nghị

 26d5bf8a1b77fa29a366.jpg 

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP 

TRÂN TRỌNG!

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

Trúc Quỳnh

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Luật đất đai 2003
Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2004 và hết hiệu lực từ ngày 01/7/2014)
Luật đất đai năm 2013
Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2014
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Luật có hiệu lực từ 01/01/2015
Bộ luật Lao động năm 2012
Bộ luật có hiệu lực từ ngày 01/5/2013
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ( hết hiệu lực từ ngày 01/01/2018)
Luật số: 19/2003/QH11
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ( có hiệu lực từ ngày 01/01/2018)
Luật số: 101/2015/QH13
Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018
Số: 100/2015/QH13
Bộ luật hình sự năm 1999 (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2018)
BỘ LUẬT HÌNH SỰ CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 15/1999/QH10
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực từ 01/07/2016
Luật số: 92/2015/QH13 Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015.
Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017
Bộ Luật dân sự số: 91/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015./.
 
Tin nhiều người quan tâm
Nguyên nhân, thực trạng ly hôn hiện nay và đưa ra giải pháp hạn chế thực trạng này.
Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp hài hòa lợi ích...
 
Quy trình xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ
Bởi nhiều trường hợp công an lợi dụng người vi phạm không biết luật nên “hét giá” mức phạt gấp 3-4...
 
Thay đổi vật liệu chính, sau khi đã đấu thầu, ký hợp đồng
Sau khi 2 bên là chủ đầu tư và nhà thầu đã hoàn tất việc ký kết hợp đồng cũng như chọn gói thầu xong...
 
BẮT BUỘC XÁC THỰC TÀI KHOẢN MẠNG XÃ HỘI BẰNG SỐ ĐIỆN THOẠI TỪ 25/12/2024?
Nghị định 147/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 25/12/2024. Tại Điểm e khoản 3 Điều 23 Nghị...
 
Người vay tín dụng đã chết, nhưng bảo hiểm không chi trả khoản vay ?
Vay tín dụng hiện nay hiện nay không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người, thủ tục nhanh gọn,...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software