CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 31/2014/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 18
tháng 04 năm 2014
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP
THI HÀNH LUẬT CƯ TRÚ
Căn cứ
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ
Luật Cư trú ngày 11 tháng 7 năm 2013;
Theo
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
Chính
phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Cư trú.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định
này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú về trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phát hiện, ngăn ngừa việc lạm dụng quy định về
hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; nơi cư trú của công
dân; giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp; thời hạn đăng ký thường trú,
điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định
này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, công dân Việt Nam, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống.
Điều 3. Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân
1. Quy định
về hộ khẩu theo Luật Cư trú gồm các nội dung sau đây:
a) Đăng ký, quản lý thường trú;
b) Đăng ký, quản lý tạm trú;
c) Thông báo lưu trú;
d) Khai báo tạm vắng.
2. Các
hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân bị nghiêm cấm:
a) Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác liên quan đến quy định về hộ khẩu
mà làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
b) Đưa
ra các quy định về hộ khẩu làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân;
c) Giải
quyết trái quy định của pháp luật về cư trú hoặc từ chối giải quyết các yêu cầu
về hộ khẩu của công dân làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
d) Ký hợp
đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động không thuộc doanh nghiệp
của mình để nhập hộ khẩu.
Điều 4. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp và công dân
trong việc thực hiện các quy định về hộ khẩu
1. Trách
nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp
a) Kiểm
tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác trong lĩnh vực
quản lý của mình liên quan đến quy định về hộ khau để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ
hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những nội dung
trái với Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú;
b) Ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khác thuộc thẩm quyền có liên quan
đến quy định về hộ khẩu phải không trái với Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn
Luật Cư trú; không được làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
c) Chỉ đạo,
kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trong
việc thực hiện Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú;
d) Phát
hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu
làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
2. Trách
nhiệm của công dân
Công dân
có trách nhiệm phát hiện, thông báo kịp thời và giúp đỡ cơ quan, người có thẩm
quyền trong việc ngăn chặn, xử lý các hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm
hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Điều 5. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi
cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được
đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.
Chỗ ở hợp
pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức,
cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở
hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc
trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội
đồng nhân dân thành phố.
2. Trường
hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều
này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận
của Công an xã, phường, thị trấn.
3. Chỗ ở
hợp pháp bao gồm:
a) Nhà ở;
b) Tàu,
thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia
đình, cá nhân;
c) Nhà
khác không thuộc Điểm a, Điểm b Khoản này nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở
và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
4. Không đăng ký thường trú khi công dân chuyển đến chỗ ở mới, thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Chỗ ở
nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ
công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng;
b) Chỗ ở
mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép;
c) Chỗ ở
đã có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp,
khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo
quy định của pháp luật (trừ trường hợp những người có quan hệ là ông, bà nội,
ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau);
d) Chỗ ở
bị kê biên, tịch thu để thi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền;
đ) Chỗ ở
là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 6. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp
1. Giấy
tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy
tờ, tài liệu sau đây:
a) Giấy
tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một
trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có
thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
- Giấy tờ
về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên
đất đó);
- Giấy
phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải
cấp giấy phép);
- Hợp đồng
mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc
sở hữu nhà nước;
- Hợp đồng
mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của
doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
- Giấy tờ
về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp
xã);
- Giấy tờ
về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở
cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng
khác;
- Giấy tờ
của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở
hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
- Giấy tờ
có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền
sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
- Giấy tờ
chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa
chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì
cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện
khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi,
thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.
b) Giấy
tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là
văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc
của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của
cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với
nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của Ủy ban
nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội
đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn,
cho ở nhờ đồng ý băng văn bản;
c) Giấy
tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường
hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 26 của Luật Cư trú;
d) Giấy
tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng
minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập
trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm
quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).
2. Giấy
tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy
tờ, tài liệu sau đây:
a) Một
trong những giấy tờ, tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ trường hợp giấy
tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ
nhà ở, nhà khác của cá nhân thì văn bản đó không cần công chứng hoặc chứng thực
của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Văn bản
cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có
tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ, tài liệu quy định
tại Điểm a Khoản này.
3. Trong
trường hợp các văn bản pháp luật về nhà ở có thay đổi thì Bộ trưởng Bộ Công an
quy định cụ thể các giấy tờ, tài liệu khác chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký
thường trú, tạm trú phù hợp với văn bản pháp luật đó.
Điều 7. Thời hạn đăng ký thường trú
1. Trong
thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện
đăng ký thường trú thì người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình
có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới.
2. Trong
thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có sổ hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng
ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục
đăng ký thường trú.
3. Trong
thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện
hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm
làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó.
Điều 8. Điều kiện công dân tạm trú được đăng ký thường trú tại thành phố trực
thuộc trung ương
1. Công
dân đang tạm trú nếu có đủ các điều kiện dưới đây thì được đăng ký thường trú tại
thành phố trực thuộc trung ương:
a) Có chỗ
ở hợp pháp tại thành phố trực thuộc trung ương;
b) Có thời
gian tạm trú liên tục tại thành phố trực thuộc trung ương từ một năm trở lên đối
với trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc
trung ương; từ hai năm trở lên đối với trường hợp đăng ký thường trú vào quận
thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
Trường hợp
tạm trú liên tục tại nhiều chỗ ở khác nhau thì thời gian tạm trú liên tục được
tính bằng tổng thời gian tạm trú tại các chỗ ở đó;
c) Nơi đề
nghị được đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.
2. Thời
hạn tạm trú liên tục được tính từ ngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày công
dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú.
3. Giấy
tờ chứng minh thời hạn tạm trú là sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình hoặc cấp cho
cá nhân theo mẫu quy định của Bộ Công an.
4. Trường
hợp đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại
Khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật Thủ đô.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Nghị
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2014.
2. Nghị
định này thay thế các Nghị định sau đây:
a) Nghị
định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Cư trú;
b) Nghị
định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú.
Điều 10. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ
trưởng Bộ Công an có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn thi hành Nghị định
này.
2. Các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành
Nghị định này
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng.
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (3b). XH
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).