Với tâm lý có việc làm để có thu nhập của người lao động mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang lợi dụng điều này. Dưới đây là 7 quyền lợi người lao động bị xâm phạm nhiều nhất.
1
- Giữ văn bằng, chứng chỉ của người lao động
Theo
Điều 20 Bộ luật Lao động 2012, một trong những hành vi người sử dụng lao động
không được làm khi giao kết hợp đồng lao động là giữ văn bằng, chứng chỉ người
lao động.
Tuy nhiên, đối với một
số việc làm đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, các doanh nghiệp thường “trói
chân” người lao động bằng việc yêu cầu nộp văn bằng, chứng chỉ gốc.
2
- Lạm dụng thời gian thử việc
Điều
27 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ, mỗi công việc chỉ được thử việc 01 lần duy nhất
và không quá 60 ngày với việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở
lên; không quá 30 ngày với việc cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp,
công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và không quá 06 ngày làm việc với việc
khác.
Thực tế, nhiều doanh
nghiệp hiện nay đang áp dụng thời gian thử việc tối đa cho mọi công việc.
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
3
- Trả lương không đúng hạn
Đa
số các doanh nghiệp trả lương không đúng hạn đều lấy lý do do tình hình sản xuất
kinh doanh không hiệu quả, chưa thu hồi được vốn nên chưa có tiền để trả lương
cho người lao động.
Tuy
nhiên, theo quy định của pháp luật, người lao động phải được trả lương đầy đủ
và đúng thời hạn. Nếu không thể trả đúng hạn thì cũng không được chậm quá 01
tháng và phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi
do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả lương.
Rất ít doanh nghiệp thực
hiện đúng và nghiêm túc quy định này, đặc biệt là việc trả thêm tiền khi chậm
trả lương cho người lao động.
4
- Làm quá giờ
Đây
là lỗi dễ bị xâm phạm nhất từ trước đến nay. Theo Điều 104 Bộ luật Lao động
2012, thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và 48 giờ/tuần.
Ở
hầu hết các doanh nghiệp, do khối lượng công việc nhiều với áp lực hoàn thành
chỉ tiêu nên tình trạng nhân viên làm thêm ngoài giờ làm việc bình thường rất
phổ biến. Tuy nhiên, thời gian này lại không được tính là làm thêm giờ để tính
lương.
5
- Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp đồng
Điều
33 Bộ luật Lao động 2012 quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn
tạm hoãn, người lao động có mặt và người sử dụng lao động phải nhận người lao động
trở lại làm việc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thực tế, không ít doanh
nghiệp vì lí do e ngại đối với người lao động bị tạm giam, tạm giữ, bị đưa vào
trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc mà tìm
cách chấm dứt hợp đồng lao động với họ.
6
- Lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh
Lao
động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Thời gian này vẫn
được hưởng đủ tiền lương (khoản 5 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012).
Đây là đặc quyền nhằm bảo
vệ thai sản đối với lao động nữ, tuy nhiên vì lí do tế nhị mà lao động nữ thường
bỏ qua chế độ nghỉ này.
7
- Không được đảm bảo an toàn tại nơi làm việc
An
toàn tại nơi làm việc là điều cốt lõi để duy trì một việc làm ổn định, đây cũng
là quyền cơ bản của người lao động theo Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động
2015.
Tuy nhiên, thực tế nhiều
doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, hóa chất, nguy cơ người lao động
gặp tai nạn lao động tại nơi làm việc rất cao do không được trang bị bảo hộ lao
động đảm bảo chất lượng, đúng tiêu chuẩn.
Trên đây là một số quyền
lợi mà người lao động dễ bị xâm phạm nhất. Bất cứ người lao động nào cũng nên
biết để bảo vệ chính bản thân mình.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân.
6 khoản phải chi hàng tháng từ lương của người lao động Không phải người lao động nào cũng biết được các khoản chi hợp lí được trích từ tiền lương của mình.... |
5 chế độ cho người lao động cao tuổi không nên bỏ qua Không ai có thể hạn chế quyền làm việc của con người. Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để người... |
Cách để NLĐ nghỉ lễ 30/4 & 01/5 dài ngày như cán bộ, công chức Dịp 30/4, 01/5/2019, cán bộ, công chức được nghỉ 5 ngày liên tục theo Công văn 6519/VPCP-KGVX về... |
Tiền lương khi bị tai nạn lao động Bị tai nạn lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm gì để bù đắp tổn thất cho người lao... |
Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 được áp dụng như thế nào?
|
Đã có Nghị quyết 49/2017/QH14: Tăng lương cơ sở từ 01/7/2018?
|
Cách đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu?
|
Hợp đồng lao động của hướng dẫn viên du lịch cần lưu ý điều gì?
|
Tôi muốn chuyển đóng BHXH từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác thì phải làm như thế nào?
|
Nghỉ việc bao lâu thì làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
|
Khi nào đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp?
|
Không thu thêm chi phí nếu người bệnh không yêu cầu sử dụng?
Đây là đề nghị của BHXH Việt Nam tại Công văn 5162/BHXH-CSYT đối với BHXH các tỉnh về việc tăng cường công tác giám định và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Theo đó:
|
Hợp đồng lao động loại gì?
Công ty Luật Hồng Thái là một đơn vị luật hàng đầu trong việc xử lý tranh chấp lao động. Công ty Luật Hồng Thái với đội ngũ Luật sư, chuyên gia tậm tâm, giàu kinh nghiệm sẽ đồng hành cùng bạn trong quá trình giải quyết vụ việc.
|
Yêu cầu người lao động bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
Câu hổi bạn đọc:
Thưa luật sư, Công ty chúng tôi đã bỏ ra nhiều kinh phí để đào tạo nhân viên, tuy nhiên, khi lao động đã làm việc tương đối hiệu quả và năng suất thì thường đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy Công ty chúng tôi có thể làm thỏa thuận yêu cầu người lao động chịu một khoản...
|