Giả mạo sĩ quan quân đội sẽ bị xử lý như thế nào? Giấy mời và Giấy triệu tập khác nhau thế nào? Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số:1900.6248 1. Những trường hợp khẩn cấp được phép giữ người (Điều 110 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015): "a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ." Về căn cứ 1, Có đủ căn cứ để xác định người đó đang thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tức là người đó có thể đang tìm kiếm, sửa soạn,... phương tiện hoặc tạo ra điều kiện để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm. Về căn cứ 2, người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. Để áp dụng điều này cần đánh giá toàn diện các mặt nhân thân, tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, loại tội phạm.
Về căn cứ 3, có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Trường hợp này cần phát hiện dấu vết tội phạm (công cụ, phương tiện, đồ vật bị trộm cắp). Tội phạm trong trường hợp này có thể đang bỏ trốn, không xác định được nơi cư trú. Để giữ khẩn cấp cần nắm giữ những tài liệu quan trọng có ý nghĩa tường minh. 2. Thẩm quyền áp dụng (Điều 110 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015): "a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp; b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng; c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng." 
Luật sư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet) 3. Thủ tục giữ người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015): "3. Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Việc thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật này. 4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn. Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều này phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị giữ, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. 5. Hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp gồm: a) Văn bản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; b) Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ; c) Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp; d) Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; đ) Chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp. 6. Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp do Kiểm sát viên lập phải đưa vào hồ sơ vụ việc, vụ án. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Trường hợp Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ." Khoản 2 Điều 132 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015: "2. Văn bản tố tụng ghi rõ: a) Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng; b) Căn cứ ban hành văn bản tố tụng; c) Nội dung của văn bản tố tụng; d) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu." Trình tự thực hiện của cơ quan chức năng với tội phạm bị giữ (có người chứng kiến): Đọc lệnh => Giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị giữ => Lập biên bản => Trong 12 giờ bị giữ: ra quyết định tạm giữ, lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do
 CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG! Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân). Đinh Dư Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi: - Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: Bị công an triệu tập lên mà không thực hiện thì có vi phạm pháp luật không? Giấy triệu tập là loại giấy dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải...
Mức xử phạt cho hành vi mê tín dị đoan Vừa qua, thông tin Chùa Ba vàng thực hiện việc thu tiền để giải vong, gọi vong, chuộc vong… với 1 số...
Có thể bạn chưa biết về "Suy đoán vô tội" Hầu hết mọi người đều có nghĩ rằng khi một người nào đó (kể cả nghi phạm) bị áp dụng các biện pháp...
Giả danh công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản – bị xử lý như thế nào? Phương thức mới của các đối tượng cơ hội, chống đối đã bị lộ diện thời gian gần đây, qua công tác...
Xử lý hành vi phá hoại tài sản của người khác. Gần đây, vụ việc 1 nhóm nhạc tên là LOCOBOIZ gồm 4 rapper nổi tiếng trên mạng xã hội là: RICHCHOI,... |