Pháp luật quy định như thế nào về trình tự, thủ tục giám định thương tật.
Theo
quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012, cá nhân khi bị gây thương
tích, bị ảnh hưởng về sức khỏe có thể điều
trị tại các cơ sở y tế, tuy nhiên, kết luận giám định xác định về tỷ lệ
thương tật chỉ được công nhận khi được thực hiện tại các tổ chức giám định tư
pháp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập sau:
–
Trong lĩnh vực pháp y: Viện pháp y của Bộ y tế, Bộ quốc phòng, Trung tâm giám định
pháp y cấp tỉnh hoặc của Viện khoa học hình sự (Bộ công an)
–
Viện pháp y tâm thần trung ương, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực
–
Viện khoa học hình sự của Bộ công an, Phòng giám định kỹ thuận hình sự của Bộ
Quốc phòng, Công an cấp tỉnh.
Luật sư tư vấn, tranh tụng - Hotline: 0982.033.335
Trình tự thủ tục
yêu cầu giám định thương tật
Bước 1: Cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
Theo
quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, cơ quan có thẩm quyền
phải trưng cầu giám định trong các trường hợp sau:
–
Khi có nghi ngờ về cá nhân đó gặp vấn đề trong việc nhận thức, điều khiển hành
vi, khả năng khai báo,…có thể gây ảnh hưởng đến kết quả điều tra vụ án.
–
Giám định để xác định chính xác về tuổi trong trường hợp cần thiết
–
Nguyên nhân chết người
–
Thương tích, mức độ tổn hại về sức khỏe hoặc khả năng lao động
–
Cần xác định các chất là ma túy hoặc chất độc, chất cháy, phóng xạ, …Xác định
vũ khí quân dụng, tiền giả, vàng, bạc, đá quý,…
–
Mức độ ô nhiễm môi trường.
Như
vậy, trường hợp cá nhân khi bị gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe là một
trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định. Do đó, cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng phải ra quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại
Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định tại Điều 34 Bộ luật tố tụng
hình sự 2015 gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án.
Lưu ý:
–
Như ở trên đã đề cập, giám định thương tật cho người bị gây thương tích, tổn hại
sức khỏe là trường hợp bắt buộc, do đó nếu cơ quan tiến hành tố tụng không ra
quyết định trưng cầu giám định, người bị xâm phạm về thân thể, sức khỏe hoặc đại
diện của họ có quyền đề nghị các cơ quan đó phải trưng cầu giám định.
–
Nếu sau 7 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị đến cơ quan điều tra, Tòa án hoặc
Viện kiểm sát mà cơ quan đó ra thông báo từ chối thì người bị gây thương tích,
tổn hại sức khỏe hoặc người đại diện của họ có quyền tự mình yêu cầu giám định
để xác định tỷ lệ thương tật của mình hoặc người mà họ đại diện.
Cá
nhân cần xác định tỷ lệ thương tật hoặc đại diện của họ khi thực hiện yêu cầu
giám định có quyền yêu cầu tổ chức thực hiện việc giám định phải trả kết quả
giám định đúng thời hạn, đúng nội dung đã yêu cầu. Nếu trong trường hợp không
rõ về kết quả giám định có quyền yêu cầu tổ chức đó phải giải thích về kết quả
cho mình. (Theo quy định tại Điều 22 Luật Giám định tư pháp năm 2012).
–
Trường hợp nếu xét thấy nội dung kết luận giám định thương tật chưa rõ ràng, đầy
đủ hoặc có căn cứ cho rằng không chính xác thì người bị gây thương tích, tổn hại
sức khỏe hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền
trưng cầu giám định lại (Theo quy định tại điều 29 Luật giám định tư pháp năm
2012)
Bước 2: Cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền giám định tiếp nhận và thực hiện giám định theo yêu cầu.
–
Cơ quan ra quyết định trưng cầu giám định hoặc cá nhân có yêu cầu giám định gửi
quyết định, yêu cầu của mình đến tổ chức thực hiện giám định.
Việc
giao, nhận các tài liệu, giấy tờ trưng cầu, yêu cầu giám định được thực hiện trực
tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện
–
Tiến hành giám định cho người bị gây thương tích, tổn hại sức khỏe tại cơ quan
giám định hoặc nơi tiến hành điều tra vụ án.
–
Sau khi tiến hành giám định thương tật, tổ chức giám định phải có kết luận giám
định trong đó ghi rõ kết quả xác định về tình trạng thương tích, tổn thương sức
khỏe.
Lưu ý:
–
Tổ chức được yêu cầu giám định có trách nhiệm giám định thương tật trong thời
gian không quá 9 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu
giám định (Khoản 1 Điều 208 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Thời hạn này
cũng được áp dụng trong trường hợp trưng cầu hoặc yêu cầu giám định lại thương
tật.
–
Nếu hết thời gian này mà tổ chức giám định không thể thực hiện được việc giám định
thương tật theo quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định thì phải kịp thời
thông báo cho cơ quan trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định bằng văn bản trong
đó nêu rõ lý do.
Bước 3: Gửi kết quả
giám định cho cơ quan đã trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định
–
Kết luận giám định của tổ chức được yêu cầu phải được gửi đến cơ quan đã ra quyết
định trưng cầu hoặc cá nhân yêu cầu giám định về tỷ lệ thương tật trong thời hạn
24 giờ kể từ khi ra kết luận. (Theo Khoản 2 Điều 213 Bộ luật tố tụng hình sự
2015).
Chi phí giám định
thương tật
Theo
quy định tại Điều 36 Luật Giám định tư pháp năm 2012, cơ quan trưng cầu giám định
hoặc người yêu cầu giám định về thương tật phải có trách nhiệm trả chi phí giám
định cho tổ chức đã thực hiện giám định thương tật theo quy định của pháp luật.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Thu Hà
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Lao động thử việc trong thời gian nghỉ lễ có được hưởng lương không? Lao động thử việc trong thời gian nghỉ lễ có được hưởng lương không? Quy định hưởng lương trong thời... |
17 thay đổi lớn từ 01/7/2020 mà cán bộ, công chức nên biết Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020. Theo đó, Nghị... |
Người khuyết tật vẫn bị “đóng cửa” trước thị trường lao động Định kiến của xã hội phải chăng là nguyên nhân chính khiến người khuyết tật gần như bị "đóng cửa"... |
Công ty có phải trả trợ cấp khi tai nạn xảy ra do lỗi của người lao động? Trong quá trình lao động tại công ty, đặc biệt là tại những công ty có hoạt động sản xuất, tai nạn... |