Bàn về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh
|
|
(Số lần đọc 34)
Ths LÊ ĐÌNH NGHĨA (Tòa án quân sự Khu vực 1 Quân khu 5) - Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp thể hiện sự nhân đạo của pháp luật hình sự, căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (trước khi bị kết án hoặc đang thi hành án) đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Như vậy, biện pháp bắt buộc chữa bệnh được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị kết án phạt tù.
Ths LÊ ĐÌNH NGHĨA (Tòa án quân sự Khu vực 1 Quân khu 5) - Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp thể hiện sự nhân đạo của pháp luật hình sự, căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội (trước khi bị kết án hoặc đang thi hành án) đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Như vậy, biện pháp bắt buộc chữa bệnh được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị kết án phạt tù.1. Quy định của luật Theo Điều 49 của BLHS năm 2015 [1] thì biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh được áp dụng đối với 3 trường hợp: Đối với người mắc bệnh trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự; đối với người có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án mắc bệnh mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà mắc bệnh mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Hay nói cách khác đối với bị can, bị cáo hoặc người bị kết án phạt tù bị mắc bệnh mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì Viện kiểm sát, Tòa án quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.Thời gian bắt buộc chữa bệnh không bị hạn chế, người được đưa vào các cơ sở điều trị chuyên khoa sẽ được điều trị cho đến khi khỏi bệnh. Việc xác định người phạm tội đã khỏi bệnh hay chưa phải căn cứ kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần của hội đồng giám định có thẩm quyền.2. Quan điểm khác nhau khi áp dụngThực tiễn áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh có những quan điểm, cách hiểu khác nhau về thời gian bắt buộc chữa bệnh có được trừ vào thời gian chấp hành án, cụ thể:Quan điểm thứ nhất cho rằng: Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù chỉ được áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Bởi lẽ, khoản 3 Điều 49 BLHS năm 2015 quy định “thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù” áp dụng đối với trường hợp người đang chấp hành hình phạt tù; còn đối với trường hợp người bị khởi tố (bị can), người trước khi bị kết án (bị cáo) bị mắc bệnh mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình bị Viện kiểm sát, Tòa án quyết định bắt buộc chữa bệnh thì thời gian bắt buộc chữa bệnh không được trừ vào thời gian chấp hành án.Quan điểm thứ hai cho rằng: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có năng lực trách nhiệm hình sự mà trước khi bị kết án bị mắc bệnh dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi bị Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định bắt buộc chữa bệnh, thời hạn bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời gian chấp hành hình tù được áp dụng đối với 2 trường hợp: Một là, người phạm tội có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án bị mắc bệnh mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Hai là, người đang chấp hành hình phạt tù bị mắc bệnh mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.Quan điểm thứ ba cho rằng: Đối với trường hợp người đang bị khởi tố, điều tra, truy tố (bị can), người trước khi bị kết án (bị cáo) có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án bị mắc bệnh dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi bị Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định bắt buộc chữa bệnh. Sau khi điều trị khỏi bệnh, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự, nếu người phạm tội bị kết án phạt tù thì thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt tù kể cả giai đoạn điều tra, truy tố (bị can), giai đoạn xét xử (bị cáo) và giai đoạn thi hành án.Thực tiễn áp dụng quy định về biện pháp bắt buộc chữa bệnh, khi tiến hành tố tụng Viện kiểm sát thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử đều đề nghị Hội đồng xét xử trừ thời gian bắt buộc chữa bệnh vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Tác giả đồng tình với quan điểm thứ ba: Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với bị can, bị cáo có năng lực trách nhiệm hình sự mà trước khi bị kết án hoặc đang chấp hành hình phạt tù, bị mắc bệnh dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, như vậy mới đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người phạm tội.3. Một số kiến nghịĐể tránh cách hiểu không đúng, áp dụng khác nhau, không thống nhất về biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, đề nghị Cơ quan có thẩm quyền sớm có văn bản hướng dẫn về cách tính thời gian bắt buộc chữa bệnh hoặc sữa đổi, bổ sung như sau: + Hướng thứ nhất: Sữa đổi quy định khoản 3 Điều 49 BLHS năm 2015: Thời gian bắt buộc chữa bệnh trước khi bị kết án hoặc đang chấp hành án được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.+ Hướng thứ hai: Bổ sung thêm một điều luật riêng: “Thời gian bắt buộc chữa bệnh”- Căn cứ vào kết luận của cơ sở điều trị, nếu người bị bắt buộc chữa bệnh quy định tại Điều 49 của Bộ luật này đã khỏi bệnh, thì tùy giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định đình chỉ thi hành biện pháp này. Thời gian bắt buộc chữa bệnh trước khi bị kết án hoặc đang chấp hành án được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Cơ sở chữa bệnh có trách nhiệm quản lý, điều trị cho người bắt buộc chữa bệnh (Ảnh minh họa) [1].Điều 49 của BLHS năm 2015 quy định biện pháp bắt buộc chữa bệnh:1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Nguồn: Tạp chí tòa án
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG! Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Nguyễn Văn Triển Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi: - Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335 - Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335 - Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335 - Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335 - Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335 - Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335 Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: Tổng hợp các mức xử phạt cơ bản đối với ô tô, xe máy theo Nghị định mới Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có...
05 ngày nữa: Cứ uống rượu, bia lái xe là bị cấm, nhưng thiếu mức phạt! Chỉ còn đúng 05 ngày nữa (ngày 01/01/2020), Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia chính thức có hiệu...
Từ 01/01/2020 nhiều điều cấm liên quan đến tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực' ( 10:07 | 05/07/2019 ) Rượu, bia là một trong những nguồn cơn gây ra những tác hại khó lường không chỉ đơn thuần cho người...
|
Mời bạn đánh giá bài viết này!
|
Đặt câu hỏi
|
Báo giá vụ việc
|
Đặt lịch hẹn
|
Có thể bạn quan tâm?
Luật đất đai 2003
Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2004 và hết hiệu lực từ ngày 01/7/2014)
|
Luật đất đai năm 2013
Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2014
|
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Luật có hiệu lực từ 01/01/2015
|
Bộ luật Lao động năm 2012
Bộ luật có hiệu lực từ ngày 01/5/2013
|
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ( hết hiệu lực từ ngày 01/01/2018)
Luật số: 19/2003/QH11
|
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ( có hiệu lực từ ngày 01/01/2018)
Luật số: 101/2015/QH13
|
Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018
Số: 100/2015/QH13
|
Bộ luật hình sự năm 1999 (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2018)
BỘ LUẬT HÌNH SỰ
CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 15/1999/QH10
|
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực từ 01/07/2016
Luật số: 92/2015/QH13
Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015.
|
Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017
Bộ Luật dân sự số: 91/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015./.
|
|
|
Tin nhiều người quan tâm
Thư viện video
» Thông tin về các sản phẩm Hilaphar
Dành cho đối tác
|