Luật Hồng Thái nhận được các câu hỏi sau từ một cán bộ của văn phòng đại diện của Thương nhân nước ngoài:
1. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có
được ký kết hợp đồng với các đối tác không?
2. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có
quyền gì?
3. Lương của nhân viên văn phòng đại diện của thương
nhân nước ngoài được chi trả như thế nào?
4. Nếu trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước
ngoài không trực tiếp nhận lương tại Việt Nam thì có phải đóng thuế thu nhập cá
nhân tại Việt Nam hay không?
Trả lời:
1.
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có được ký kết hợp đồng với các đối
tác không?
Khoản 3 Điều 18 Luật Thương mại năm 2005 quy định
nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài là:
“3. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết
của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ
quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các
khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này”.
Theo đó, văn phòng đại
diện của thương nhân nước ngoài không được giao kết hợp đồng với các đối tác trừ
trường hợp Trưởng văn phòng đại diện có giấy ủy quyền của thương nhân nước
ngoài hoặc các trường hợp thuê trụ sở, thuê, mua các phương thiết, vật dụng cần
thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện; Tuyển lao động tại Việt Nam, lao động
nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện, mở tài khoản bằng ngoại tê, bằng
đồng Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này cho hoạt động của văn phòng đại
diện.
Vậỵ, văn phòng đại đại
diện vẫn có thể ký kết hợp đồng với các đối tác nếu có ủy quyền của Thương nhân
nước ngoài hay phục vụ cho các hoạt động động trực tiếp của văn phòng đại diện
theo quy định nêu trên.
2. Văn
phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có quyền gì?
Điều 17 Luật Thương mại 2005 quy định, Văn phòng đại
diện của Thương nhân nước ngoài có các quyền sau:
1. Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời
hạn được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
2. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần
thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện.
3. Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài
để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc
ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài
khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt
Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định
của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc
tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.
3.
Lương của nhân viên văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài được chi trả
như thế nào?
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có quyền
mở tài khoản để sử dụng vào hoạt động của văn phòng đại diện. Hoạt động của văn
phòng đại diện bao gồm tuyển dụng, thuê lao động để thực hiện các công việc của
văn phòng đại diện. Vậy nên, văn phòng đại diện có thể ký kết hợp đồng với người
lao động và chi trả lương theo thỏa thuận với người lao động.
4.
Nếu trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không trực tiếp nhận
lương tại Việt Nam thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam hay
không?
Thu nhập của Trưởng văn phòng đại diện là thu nhập
phát sinh từ tiền lương do làm việc ở Việt Nam mới có, vậy nên Trưởng văn
phòng đại diện tại Việt Nam phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho tiền lương từ
Công ty mẹ chuyển vào.
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua:
HOTLINE: 0962.893.900; hoặc
E-mail: phonggiayphep.hilap@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Trang
Bài viết liên quan: