II. Nội dung tư vấn
Khi đến hạn thanh toán tiền nợ mà cá nhân không thể thanh toán được thì tài sản thế chấp sẽ được xử lý theo căn cứ tại Điều 303 Bộ luật dân sự 2015.
"Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1.
Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức
xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a)
Bán đấu giá tài sản;
b)
Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c)
Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của
bên bảo đảm;
d)
Phương thức khác.
2.
Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy
định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có
quy định khác."
Đối với việc thanh toán số
tiền từ việc xử lý tại sản cầm cố, thế chấp
Điều 307 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“1. Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh
toán cho phó bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh
toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.
2. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố,
thế chấp sau khi thanh toán chi phó bảo quản, thu giữ và xử lý tại sản cầm cố,
thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa cụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệnh phải được
trả cho bên bảo đảm.
3. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tại sản cầm cố,
thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tại sản cầm cố,
thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được
thanh toán được xác định là nghĩa cụ không có bảo đảm, trừ tường hợp các bên có
thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có
nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.”
Như vậy, nếu như cá nhân
không trả được nợ tài sản được thế chấp sẽ xử lý theo phương thức mà hai bên đã
thỏa thuận, nếu tài sản được bán đi để trả nợ mà không đủ thì bên thế chấp tài
sản sẽ phải trả tiếp phần tiền còn thiếu đó. Nếu không thể trả phần tiền còn
thiếu, bên nhận thế chấp hoàn toàn có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu thực hiện
nghĩa vụ trả nợ đối với người thế chấp, và sẽ bị cưỡng chế bằng các tài sản mà
cá nhân đang sở hữu để thanh toán nốt số tiền còn lại.
Có nhiều trường hợp, cá nhân
thế chấp cố tình bán hết tài sản đi để trốn tránh nghĩa cụ trả nợ với bên nhận
thế chấp thì phía nhận thế chấp có thể kiện bên thế chấp ra tòa án đối với ành
vi tẩu tán tài sản để trốn tránh thực hiện nghĩa cụ theo Điều 124 Bộ luật dân
sự 2015. Khi đó các giao dịch dân sự bán tài sản trước đó sẽ bị tòa án xác định
vô hiệu
"Điều
124. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
1. Khi các
bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân
sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu
vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ
luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường
hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba
thì giao dịch dân sự đó vô hiệu."
Trên đây là nội dung tư vấn
của Công ty TNHH Luật Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Thúy Nga