Tôi đang thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi tại UBND xã mà chưa rõ hồ sơ thủ tuc thực hiện như thế nào. Xin tư vấn giúp tôi cách thức thực hiện
I. Căn cứ pháp lý
- Luật nuôi con nuôi 2010
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP
II. Nội dung tư vấn
19004268
Chúng tôi tư vấn vấn đề của bạn như sau:
1. Hồ sơ đăng ký việc
nuôi con nuôi trong nước
a.
Hồ sơ của người nhận con nuôi
Hồ
sơ của người nhận con nuôi được quy định tại Điều 17 Luật nuôi con
nuôi 2010 và được cụ thể hóa tại Điều 7 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP.
Hồ sơ của người nhận con nuôi bao gồm các giấy tờ sau đây:
-
Đơn xin nhận con nuôi;
-
Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị
thay thế;
-
Phiếu lý lịch tư pháp;
-
Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
-
Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản
xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do
UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
Khi
lập hồ sơ và kiểm tra hồ sơ của người nhận con nuôi, cán bộ tư
pháp - hộ tịch cần lưu ý những điểm sau:
-
Đối với đơn nhận con nuôi: Mẫu đơn nhận con nuôi đã được Bộ Tư
pháp ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP. Người dân có nhu cầu sử
dụng thì truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp
(www.moj.gov.vn) để in và sử dụng miễn phí. Nếu người dân không có
điều kiện sử dụng internet, thì Sở Tư pháp tổ chức in, phát hành
miễn phí các biểu mẫu này nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người
dân (Sở Tư pháp có thể phát cho UBND cấp xã để thuận tiện cho việc
người dân đến xin mẫu đơn).
-
Đối với văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân: Theo quy định của Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc kết hôn phải được đăng ký tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nam nữ không đăng ký kết hôn mà
chung sống với nhau như vợ chồng không được pháp luật công nhận là
vợ chồng. Do vậy, để được công nhận là vợ chồng trước pháp luật
và cùng nhau nhận con nuôi thì “vợ chồng” chưa đăng ký kết hôn
phải tiến hành đăng ký kết hôn tại địa phương trước khi nộp hồ
sơ xin nhận con nuôi; trường hợp không đăng ký kết hôn, thì chỉ một
người được nhận con nuôi. Ngoài ra, Nhà nước không thừa nhận hôn
nhân của những người cùng giới tính.
-
Đối với văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở,
điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi: Bộ Tư pháp cũng đã ban
hành mẫu Tờ khai hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi. Việc
in và sử dụng mẫu tờ khai này được thực hiện tương tự như mẫu
Đơn nhận con nuôi. Việc xác nhận của UBND cấp xã đối với tờ khai
được thực hiện như sau:
+
Nếu người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại
UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, thì
công chức tư pháp – hộ tịch xác minh hoàn cảnh gia đình, tình trạng
chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi, sau đó UBND cấp
xã nơi người đó thường trú xác nhận.
+
Nếu người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại UBND
cấp xã nơi người đó thường trú, thì công chức tư pháp - hộ tịch
xác minh hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế
của người nhận con nuôi, UBND cấp xã không cần xác nhận.
Sau
khi xác minh, công chức tư pháp – hộ tịch phải xác nhận người nhận
con nuôi có đủ điều kiện để nhận con nuôi hay không.
Về
thời hạn có giá trị sử dụng của giấy tờ, theo quy định tại khoản 1
Điều 5 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, giấy khám sức khỏe, phiếu lý lịch
tư pháp và văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở,
điều kiện kinh tế có giá trị sử dụng trong thời hạn 6 tháng kể từ
ngày được cấp. Vì vậy, công chức tư pháp – hộ tịch cần lưu ý
vấn đề này khi kiểm tra hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi.
b.
Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi
Hồ
sơ của người được nhận làm con nuôi được quy định tại Điều 18 Luật
nuôi con nuôi năm 2010, bao gồm những giấy tờ sau đây:
-
Giấy khai sinh;
-
Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; - Hai ảnh
toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
-
Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị
bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ,
mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ
em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên
bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích
đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất
tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người
được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với
người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực
hành vi dân sự;
-
Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở trợ giúp xã hội (nếu
trẻ em đang sống tại cơ sở trợ giúp xã hội).
c.
Nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký việc nuôi con nuôi
Hồ
sơ của người nhận con nuôi và của người được nhận làm con nuôi
được lập thành 01 bộ. Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của
mình và hồ sơ của người được nhận làm con nuôi tại UBND cấp xã,
đồng thời nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi. Lệ phí đăng ký việc
nuôi con nuôi trong nước: 400.000 đồng/trường hợp đăng ký.
Các
trường hợp được miễn lệ phí :
Trong
trường hợp đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với trường hợp
cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con
nuôi; cô,cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; nhận trẻ
em bị khuyết tật, bệnh tật hiểm nghèo, việc nuôi con nuôi ở vùng
sâu, vùng xa được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước.
Miễn
lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với việc đăng ký lại việc nuôi
con nuôi, công nhận và ghi chú việc nuôi con nuôi.
2. Thủ tục đăng ký việc
nuôi con nuôi
a.
Kiểm tra hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi
UBND
cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Công chức
tư pháp – hộ tịch được giao xử lý hồ sơ phải kiểm tra để bảo đảm
hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật. Trong quá
trình giải quyết việc nuôi con nuôi và kiểm tra và xác minh hồ sơ,
công chức tư pháp - hộ tịch phải nghiên cứu, tìm hiểu tâm tư, nguyện
vọng và hoàn cảnh của người nhận con nuôi, người được nhận làm
con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người được nhận làm
con nuôi, hoặc của trẻ em nếu trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên. Thông
qua việc tìm hiểu hoàn cảnh của các bên liên quan, công chức tư
pháp – hộ tịch có thể đánh giá được mục đích của việc nhận con
nuôi, việc cho nhận con nuôi có phải vì lợi ích tốt nhất của
người được nhận làm con nuôi hay không.
b.
Lấy ý kiến của những người liên quan
Việc
nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người
được nhận làm con nuôi. Theo quy định tại Điều 20 Luật nuôi con nuôi
năm 2010: trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành lấy ý kiến của cha mẹ đẻ
của trẻ em. Nếu cha mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi
dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của
người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng
lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự
đồng ý của người giám hộ; trường hợp trẻ em từ đủ 09 tuổi trở
lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó. Việc
lấy ý kiến phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định. Bộ Tư
pháp đã ban hành mẫu biên bản lấy ý kiến về việc cho trẻ em làm
con nuôi. Việc in và sử dụng mẫu biên bản này được thực hiện
tương tự như mẫu Đơn nhận con nuôi.
Khi
lấy ý kiến của những người liên quan, người lấy ý kiến phải tư
vấn để trẻ em tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù
hợp với điều kiện và khả năng thực tế của gia đình. Trường hợp
gia đình của trẻ em không có khả năng nuôi dưỡng, thì người lấy
ý kiến phải tư vấn đầy đủ cho những người liên quan về mục đích
nuôi con nuôi; quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa cha mẹ nuôi và con
nuôi sau khi đăng ký nuôi con nuôi; về việc cha mẹ đẻ sẽ không còn
các quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện
theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản
riêng đối với con đã cho làm con nuôi nếu cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi
không có thỏa thuận khác. Trường hợp người được nhận làm con
nuôi còn cha mẹ đẻ, thì người lấy ý kiến kiểm tra việc cha mẹ đẻ
có thỏa thuận với cha mẹ nuôi để giữ lại quyền, nghĩa vụ chăm
sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường
thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm
con nuôi và cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ đó sau khi đã cho
con đi làm con nuôi.
Trường
hợp những người liên quan do nhận thức chưa đầy đủ, chưa hiểu rõ
những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu
tố tâm lý, sức khỏe nên đã đồng ý cho trẻ em làm con nuôi và sau
đó muốn thay đổi ý kiến, thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
được lấy ý kiến, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ phải thông báo
bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi đang giải quyết hồ sơ nuôi con
nuôi. Hết thời hạn này, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ không được
thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi.
Một
số vấn đề cần lưu ý khi lấy ý kiến của cha mẹ đẻ của người
được nhận làm con nuôi:
-
Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau 15 ngày kể từ
ngày trẻ em được sinh ra.
-
Trường hợp mẹ đẻ của trẻ em muốn giữ bí mật về việc có con ngoài
giá thú: trong trường hợp này theo yêu cầu của mẹ đẻ, người lấy
ý kiến có thể yêu cầu mẹ đẻ đến trụ sở UBND xã để tiến hành lấy
ý kiến chứ không cần đến tận nơi cư trú của mẹ đẻ để lấy ý
kiến.
c.
Đăng ký việc nuôi con nuôi và bàn giao con nuôi
Trong
thời hạn 20 ngày kể từ ngày có ý kiến của cha mẹ đẻ hoặc của
người giám hộ của trẻ, nếu xét thấy người nhận con nuôi và
người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định
của Luật nuôi con nuôi 2010 thì UBND cấp xã tiến hành đăng ký việc
nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha
mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ
chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ đăng ký nuôi con nuôi. Khi
đăng ký việc nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ
hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi
phải có mặt.
Sau
khi hoàn tất thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi, UBND cấp xã nơi
đăng ký việc nuôi con nuôi gửi Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi
cho UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của
người được nhận làm con nuôi.
d.
Kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi:
Theo
quy định tại Điều 23 Luật nuôi con nuôi năm 2010, 06 tháng một lần
trong thời hạn 03 năm kể từ ngày bàn giao con nuôi cha mẹ nuôi phải
thông báo tình hình phát triển của con nuôi cho UBND cấp xã nơi họ
thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập
của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình và cộng đồng.
UBND
cấp xã nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú có trách nhiệm kiểm
tra, theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi nhằm đánh giá
việc thực hiện nuôi con nuôi đảm bảo đúng mục đích, đồng thời để
có biện pháp can thiệp kịp thời trong trường hợp có sự vi phạm về
nuôi con nuôi hoặc cha mẹ nuôi có hành vi hành hạ, bóc lột sức lao
động, xâm hại đến con nuôi.
Trên đây là những tư vấn từ Công ty luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp chúng tôi.