Công ty luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email:Luathongthai@gmail.com và Tổng đài luật sư tư vấn trực tuyến: 1900 6248. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về Bạo lực với con ruột thì bị xử phạt như thế nào? như sau:
Theo quy định tại Luật trẻ em năm 2016 quy định Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em. Đồng thời nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm tại Khoản 3 Điều 6. Luật trẻ em 2016 về Các hành vi bị nghiêm cấm như sau:“3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em”.
Nhận thấy, việc người mẹ kế và người cha chưa có nhận thức trong việc giáo dục con cái đúng nghĩa, không phải việc giáo dục con bằng cách dùng roi vọt được làm bằng móc áo, điều này dẫn đến việc sức khỏe của cháu bị xâm hại, tổn thương về tinh thần của trẻ em. Dựa trên cơ sở pháp luật, hành vi này đã xâm hại đến quyền trẻ em, có hành vi bạo lực trẻ em nên cần được truy cứu trách nhiệm.
2.Trách nhiệm ra sao trước pháp luật?
- Về trách nhiệm hành chính
Căn cứ Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau:
“Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này”.
- Về trách nhiệm hình sự
Tại Điều 110 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội hành hạ người khác như sau:
Điều 110. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;
b) Đối với nhiều người.
Như vậy, Hành vi hành hạ cháu bé là đã xâm phạm vào quyền bảo hộ về sức khỏe con người, nó thể hiện ở những hành vi đối xử tàn ác, gây nên đau đớn về thể xác và tâm hồn trẻ như đánh đập, bắt nhịn ăn, nhịn uống, hành vi đối xử tàn ác đã diễn ra trong khoảng thời gian nhất định. Hình phạt khoản 1 cao nhất là 2 năm tù, khoản 2 cao nhất là 3 năm tù.
Trong trường hợp cơ quan điều tra chứng minh được hành vi đối xử tàn ác của mẹ kế bằng các hành vi đánh đập, sử dụng các hung khí nguy hiểm gây thương tích đến cháu dẫn đến thương tật tỉ lệ đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải xử lý về hành vi cố ý gây thương tích theo Điều 104 - Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 trong trường hợp tỉ lệ thương tật trên 31% đến 60% quy định tại khoản 3 mà có những tình tiết tăng nặng quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 thì hình phạt là từ 5 đến 15 năm.
Luật sư tư vấn Luật Dân sự, gọi: 19006248
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)