I. Căn cứ pháp lý:
- Nghị Định 144/2013/NĐ-CP;
- Bộ Luật Hình sụ 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS 2015);
- Luật Người khuyết tật 2010.
II. Nội dung:
Các quyền lợi của người khuyết tật được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Người khuyết tật 2010:
“Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:
a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”
Người khuyết tật là những người có khiếm khuyết, dị tật trên cơ thể khiến cho việc hoạt động, sản xuất, lao động gặp khó khăn trong cuộc sống. Chính những biểu hiện ra bên ngoài cơ thế đấy khiến việc những người bình thường có ấn tượng đôi khi là kỳ thị người khuyết tật xảy ra. Để bù đắp các thiệt thòi về thể chất và tinh thần như vậy Pháp luật Việt Nam đã có các quy định cụ thể yêu cầu tôn trọng quyền được sống và hoạt động của người khuyết tật cũng như là thực hiện các ưu đãi, ưu tiên khác cho người khuyết tật. Tại điều 14 của Luật Người khuyết tật 2010 đã có những quy định cấm hành động lợi dụng người khuyết tật để trục lợi:
“ …
4. Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.”
Đối với các hành vi sử dụng người khuyết tật ăn xin, xin tiền của các đối tượng là hành vi vi phạm khi sử dụng hình ảnh, sự khuyết thiếu về mặt thân thể của người khuyết tật để thu lợi về cho bản thân. Những hành vi này là việc chà đạp lên nỗi đau của người khác, làm méo mó đi hoạt động từ thiện ủng hộ người khuyết tật. Không chir dừng lại như vậy, nó còn đánh mất đi lòng tin của mọi người vào người khuyết tật khiến việc đồng cảm lòng người bị lung lay.
ảnh minh họa
Những người thực hiện hành vi trên bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ-CP có quy định người nào thực hiện các hành vi sau đây có thể bị phạt từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng:
“a) Lợi dụng người khuyết tật; tổ chức của người khuyết tật tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
b) Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 3 Điều này”.
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về số tiền các đối tượng trục lợi bất chính là bao nhiêu nhưng hiện tại mức phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoàn toàn không đủ sức răn đe để có thể ngăn chặn phòng ngừa hoặc xử lý thích đáng các trường hợp lợi dụng người khuyết tật.
Về pháp luật Hình sự, hiện tại không có bất cứ một quy định nào truy cứu đối với các trường hợp nêu trên. Nhưng hoàn toàn có thể chứng minh các đối tượng vi phạm tội “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật”, “Cố ý gây thương tích” và các tội khác liên quan đến thân thể và quyền tự do đi lại.
Thái Phạm.
Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335